11 cách chống nóng cho xe ô tô hiệu quả nhất trong mùa hè

902

Mùa hè nắng nóng là thời điểm lý tưởng cho các chuyến du lịch xa, vì thế “xế hộp” sẽ bị phơi nắng nhiều hơn. Vậy làm thế nào để chống nóng xe hơi hiệu quả nhất?

Nguy hiểm khi đỗ xe dưới trời nắng

Nhiệt độ cao trong ca-bin đóng kín có thể ảnh hưởng tới tính mạng trẻ em nếu các phụ huynh vô tình đỗ xe dưới trời nắng và cửa bị khóa.

Hiệp hội ôtô thành phố British Columbia, Canada, ngày 30/7 đưa ra lời cảnh báo và cho biết mỗi năm có khoảng 300 trẻ em, vật nuôi phải cấp cứu do gặp nguy hiểm khi xe đỗ dưới trời nắng. Hiệu ứng nhà kính có thể khiến nhiệt độ trong xe tăng lên đến 40 hay 50 độ C chỉ trong khoảng 10-20 phút, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Theo các quan chức của Hiệp hội này, trẻ em bắt đầu cảm thấy đau chỉ sau 5 phút và mất nước nghiêm trọng sau khoảng 40 phút. Đặc biệt, chúng không thể thoát ra ngoài nên mức độ nguy hiểm càng cao hơn.

“Mặc dù các trạm cứu hộ dọc đường của chúng tôi có thể cứu trẻ em trong vài phút từ ca-bin bị khóa, tuy nhiên, nhiệt độ cao trong mùa hè thường gây ra những tình huống đau thương”, Dave Chapman, Giám đốc Hiệp hội ôtô British Columbia, cho biết. “Khi nhận được cuộc gọi thông báo về việc có trẻ em trong xe đóng kín, chúng tôi lệnh cho trạm gần nhất tới hỗ trợ nhanh nhất có thể”.

Theo vị quan chức này, xe bị khóa chủ yếu do bị đóng đột ngột khi tài xế ra ngoài hoặc trẻ em nghịch công tắc bên trong.

Các cách chống nóng cho nóc, trần xe ô tô hiệu quả nhất

1. Đỗ xe nơi râm mát

Để hạ nhiệt trong xe, tránh cái nắng trực tiếp, tốt nhất khi đỗ xe, tài xế nên tìm nơi có mái che, dưới bóng cây râm mát, thoáng gió. Đây là cách đơn giản nhất có thể nghĩ đến khi phải đối mặt với những hôm có nhiệt độ ngoài trời lên tới 40 – 50 độ C.

Ngoài ra còn có một mẹo nhỏ nhằm chống sốc nhiệt khi đỗ xe là thay vì đóng kín cửa kính, nên để một khe hở nhỏ để không khí bên trong và bên ngoài xe có thể lưu thông, tránh tình trạng chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.

2. Che nắng bằng… báo

Không phải lúc nào người lái cũng có sẵn những miếng vè bạc để chống nóng cho nội thất xe. Ngoài ra, những vật dụng thường được dùng để che nắng như áo, vải, mũ, nón… đều không thể mang lại hiệu quả chống nóng tốt.

3. Sử dụng báo để chống nóng xe hơi

Theo những người có kinh nghiệm, không vật dụng nào chống nóng xe hơi rẻ và hiệu quả bằng một tờ báo giấy. Chỉ với một tờ báo trị giá vài nghìn đồng cài lên khe kính cửa sổ cũng giúp giảm tải cái nóng như thiêu đốt của mùa hè.

4. Mở hết cửa kính khi chuẩn bị lái xe

Khá nhiều lái xe Việt Nam có thói quen khi lên xe là nổ máy và bật điều hòa, ngay cả khi xe đang đỗ dưới trời nắng nóng. Đây là thói quen không tốt vì xe vừa phải tốn nhiên liệu làm mát cho không gian cabin đang rất nóng, vừa khiến người ngồi trong xe phải chịu đựng không khí nóng một lúc lâu.

5. Chống nóng cho xe ô tô bằng bạt che

Cách tốt nhất là hạ hết kính tất cả các cửa, chỗ rộng có thể mở cửa trong vòng 1 – 2 phút để khí nóng thoát ra ngoài, sau đó mới đóng cửa, nổ máy và bật điều hòa. Cách này không hề tốn kém nhưng lại rất hiệu quả.

6. Sử dụng điều hòa đúng cách

Trên đường đi, nếu tài xế chủ động điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa trong xe sao cho phù hợp cũng sẽ giúp người ngồi không bị sốc nhiệt khi bước ra ngoài. Đồng thời, đây còn là bí quyết để giảm tải cho động cơ và tiết kiệm nhiên liệu. Chẳng hạn, mỗi khi gần đến điểm dừng, chủ xe có thể liệu trước để tăng dần nhiệt độ trong xe lên.

Việc này sẽ giúp nhiệt độ trong xe không quá chênh lệch với bên ngoài, từ đó giúp người ngồi không bị sốc do chênh lệch nhiệt độ khi xuống xe, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu và các em nhỏ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm, trên những chặng đường dài, việc phun nước rửa kính lên kính trước của xe cũng giúp người lái cảm thấy mát hơn phần nào.

7. Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống máy lạnh trong xe

Việc làm này không chỉ tránh các sự cố hỏng hóc mà còn làm cho hệ thống làm mát làm việc hiệu quả hơn, xe làm mát nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên sẽ giúp xe tiết kiệm xăng đáng kể khi sử dụng.

8. Dán phim cách nhiệt

Đây là phương pháp phổ biến nhất trong việc chống nóng ô tô. Phim cách nhiệt có tác dụng hạn chế nhiệt thoát ra bên ngoài, giữ cho nhiệt độ trong xe luôn ổn định. Để đảm bảo khả năng vận hành tốt, người sử dụng các loại phim có độ xuyên sáng trên 70%, độ phản gương dưới 15% cho kính lái. Kính sườn cũng nên chọn loại có độ xuyên sáng từ 30 – 40%.

Tuy nhiên, người sử dụng cần lưu ý, nếu độ truyền sáng quá cao làm giảm hiệu quả chống nóng xe hơi, nhưng nếu quá thấp sẽ hạn chế khả năng quan sát của người lái khi chuyển hướng. Vì vậy, khả năng chống nóng của phim cách nhiệt không thật cao khi đỗ xe dưới trời nắng lâu. Nên gắn thêm tấm che bên trong hoặc bật rèm (với dòng xe cao cấp). Hoặc tiện dụng hơn là trang bị trên xe những tấm vè bạc chống nóng có thể di chuyển cơ động.

Lựa chọn phim chống nóng cho ôtô

Các thông số quan trọng đối với phim cách nhiệt

Tỷ lệ truyền sáng: Thông số này cho biết có bao nhiêu phần trăm năng lượng bức xạ thuộc vùng nhìn thấy truyền qua phim. Giá trị càng lớn, phim càng trong.

Tỷ lệ truyền tia cực tím: Đa phần các loại phim đều loại bỏ được tia cực tím, nhân tố chính làm chói mắt, đen da, bay màu nội thất. Loại V-Kool X75 có thể loại bỏ từ 98 – 100% tia cực tím trong ánh sáng mặt trời.

Độ phản gương (Visible light reflected) chỉ ra phần trăm ánh sáng trong vùng nhìn thấy bị phản xạ. Tất cả các loại phim dùng trên ôtô đều có độ phản gương dưới 30%. Bởi nếu thông số này quá cao sẽ gây ra hai vấn đề xấu: Ánh sáng bị phản xạ ngược về môi trường có thể làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông khác; hiệu ứng gương (người ngồi bên trong có thể nhìn thấy ảnh ảo của các vật trong ca-bin) cản trở khả năng quan sát bên ngoài.

Tổng năng lượng mặt trời loại trừ là phần năng lượng bức xạ mặt trời bị phim loại bỏ, bao gồm cả tia tử ngoại, ánh sáng, và tia hồng ngoài. Giá trị này đặc trưng cho khả năng cản nhiệt của phim. Cùng với tỷ lệ truyền sáng, tổng năng lượng mặt trời loại trừ là hai thông số quan trọng nhất của phim.

Lựa chọn loại phim phù hợp

Nếu không thể dán toàn xe (kính lái, kính sườn, kính hậu) hãy ưu tiên dán kính lái vì đây là loại kính có diện tích lớn nhất, ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều nhất. Hơn nữa, khi xe di chuyển theo hướng Đông, Tây, ánh sáng mặt trời thường làm người lái và ghế trước thấy khó chịu vì chói mắt, cháy da. Phim dành cho kính lái phải là loại có độ truyền sáng trên 70%, độ phản gương thấp dưới 15%, và tất nhiên tổng năng lượng ánh sáng loại trừ cao sẽ chống nóng tốt hơn.

Kính sườn trước cũng nên sử dụng loại phim có độ truyền sáng từ 30 – 40%. Độ truyền sáng thường tỷ lệ nghịch với tổng năng lượng loại trừ. Nếu độ truyền sáng quá cao làm giảm hiệu quả chống nóng, nhưng nếu quá thấp sẽ hạn chế khả năng quan sát của người lái khi chuyển hướng.

Phim dùng cho kính sườn sau tùy thuộc vào khả năng kinh tế, cũng như sở thích cá nhân. Nếu muốn tạo không gian riêng ở hàng ghế sau, người sử dụng nên chọn loại phim tối màu hoặc loại có giá thành thấp hơn.

Phương pháp bảo quản

Các loại phim có chất lượng cao, thường khá bền màu, không bị bong tróc trong quá trình sử dụng kéo dài khoảng 5 – 10 năm tùy loại và điều kiện sử dụng. Ông Mạnh Tiến khuyến cáo, để lớp phim bám chắc cần tuyệt đối không hạ kính xuống trong 48 giờ đầu tiên sau khi dán và hạn chế trong lên-xuống kính trong 3 ngày.

Tránh sử dụng các loại dung dịch có độ kiềm cao như xà phòng, nước rửa chén bát để để làm sạch phim vì chúng dễ làm mất màu. Khi lau kính cần dùng loại vải mềm sạch, nước không lẫn dị vật để tránh làm xước.

9. Bọc hoặc che ghế giả da

Hiện nay ghế giả da xuất hiện ngày càng nhiều trong thiết kế xe. Tuy nhiên, vật liệu này lại hấp thụ nhiệt cao hơn ghế nỉ. Việc bọc lại các ghế giả da bằng túi bọc cách nhiệt hoặc đơn giản là dùng các vật dụng như sách, áo che lại sẽ khiến bề mặt ghế bớt hấp thụ nhiệt và quá trình làm mát sẽ diễn ra nhanh hơn.

10. Sử dụng bạt che

Trong trường hợp buộc phải đỗ xe ngoài nắng, sử dụng bạt che ô tô để giảm tác hại của ánh nắng đối với nước sơn. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu khác nhau, và không phải loại bạt nào cũng phát huy tác dụng. Với bạt che bằng sợi ni-lon, vải, khả năng thẩm thấu nhiệt từ ánh nắng vào trong xe vẫn cao. Loại bạt này chỉ có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn khi xe đỗ lâu và giảm nhiệt phần nào với xe đỗ trong thời gian ngắn.

Loại bạt che tốt nhất là loại tráng bạc/nhôm, có tính phản quang. Giá bán của bạt che dạng vải pha ni-lon từ 550.000 đồng đến 700.000 đồng, loại tráng bạc/nhôm có giá từ trên 1 triệu đồng.

11. Lắp đồ chơi giải nhiệt

Hiện nay trên thị trường đã có bán một số đồ chơi “giải nhiệt’ cho ôtô, trong đó đáng chú ý có loại quạt hút mùi – điều hòa không khí chạy pin hoặc năng lượng mặt trời. Sản phẩm có tên Auto Cool hoặc Auto Fan hiện có sẵn tại nhiều cửa hàng đồ chơi ôtô với giá từ 130.000 đến 180.000 đồng.

Đây là thiết bị gắn ở kẹp giữa kính cửa sổ ôtô và vách trần xe. Hoạt động của nó khá giống quạt thông gió trong nhà bếp khi luân chuyển, thổi không khí trong xe ra bên ngoài. Tuy nhiên, do loại quạt này tạo ra khe hở giữa kính cửa sổ và mép trần xe (dù đã được che bằng gioăng cao su lắp thêm) nên người sử dụng cần lưu ý về mức độ an toàn trộm cắp do người bên ngoài có thể tác động vào bên trong.

(Sưu tầm)