50 tình huống thường sai phạm khi sử dụng hóa đơn mà CQ THUẾ thường kiểm tra (P1)

539

Thực tế cho thấy, có nhiều dạng sai phạm về hóa đơn bất hợp pháp cũng như sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (lỗi vô tình hoặc lỗi cố ý).

Bài chia sẻ của của Ông Nguyễn Hữu Tuyền – Phó Phòng Thanh Tra Cục Thuế TP.HCM về các tình huống sai phạm thường thấy khi sử dụng hoá đơn: qua đó giúp cho kế toán nói riêng và các bộ phận khác của doanh nghiệp nói chung hiểu rõ hơn về các sai phạm này để tránh sự cố đáng tiếc khi sử dụng hoặc tiếp nhận hóa đơn tài chính.

Các tình huống thường sai phạm khi sử dụng hóa đơn mà CQ THUẾ thường kiểm tra

Tình huống 1: Lập hoá đơn HĐ dịch vụ

– Pháp luật về hóa đơn:

+ Thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm thời điểm thu tiền.

+ Thời điểm xuất hóa đơn đối với hoạt động cho thuê tài sản là thời điểm hoàn thành hoạt động cho thuê tài sản, trường hợp bên đi thuê trả tiền trước cho nhiều kỳ thì phải xuất hóa đơn tương với số tiền nhận trước.

– Sai phạm:

+ Không lập hóa đơn khi nhận tiền (dịch vụ).

+ Không lập hóa đơn khi nhận tiền trước tiền thuê TS cho nhiều kỳ

Lưu ý: Tiền phạt HĐ, tiền đặt cọc thực hiên bằng chứng từ thanh toán.

Tình huống 2: Lập hoá đơn HĐ xây dựng

– Pháp luật về hóa đơn:

+ CS XD có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hóa đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao.

+ Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập Hđ, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.

– Sai phạm:

+ Lập hóa đơn tại thời điểm nhận tiền tạm ứng theo HĐ hoặc thời điểm được thanh toán theo tiến độ kế hoạch đối với hoạt động xây dựng, trong khi đó công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt chưa hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao.

+ Không Lập hóa đơn khi khối lượng xây lắp bàn giao.

+ Không lập hóa đơn, kê khai thuế đối với phần giá trị chưa thanh toán do chưa hết thời hạn bảo hành theo HĐ.

Tình huống 3: Lập hoá đơn HĐ BĐS

– Pháp luật về hóa đơn:

+ Lập hóa đơn khi bàn giao BĐS.

+ Trường hợp tổ chức KD BĐS, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong HĐ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

– Sai phạm:

+ Không lập hóa đơn khi thu tiền theo tiến độ.

+ Không lập hóa đơn khi bàn giao BĐS.

Tình huống 4: Hoá đơn bất hợp pháp

– Sai phạm:

+ Sử dụng hóa đơn chưa hoàn thành việc thông báo phát hành (trừ trường hợp người bán có hành vi không lập TB phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào SD và đã chấp hành Quyết định xử phạt, người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí theo quy định).

+Sử dụng hóa đơn của các tổ chức, CN đã ngưng sử dụng MST (còn gọi là đóng MST).

+ Sử dụng hóa đơn giả.

Tình huống 5: Sử dụng bất hợp pháp hoá đơn

– Sai phạm:

+ Mua HH,DV không có hóa đơn hợp pháp (hàng hóa dịch vụ không có thật), sau đó mua hóa đơn không kèm theo HH,DV (hàng hóa dịch vụ không có thật) để hợp thức hóa; thông thường sau đó DN bán hoá đơn bỏ trốn.

+ Mua HH,DV của tổ chức, CN này (hàng hóa dịch vụ không có thật), nhưng nhận hóa đơn của DN khác (hóa đơn khống).

+ Mua hóa đơn (hàng hóa dịch vụ không có thật) để khống trừ thuế GTGT khống, khai khống chi phí.

Tình huống 6: Sai phạm thuế GTGT

– Sai phạm:

+ Khai khấu trừ hàng nhận khuyến mại, biếu tặng.

+ Không khai thuế GTGT đầu ra hàng khuyến mại nhưng không ĐK/TB chương trình khuyến mại với CQNN có thẩm quyền).

+ Khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với hàng khuyến mại cho thương gia nước ngoài nhưng không ĐK/TB chương trình khuyến mại với CQNN có thẩm quyền).

(Tổng hợp)