Bạn đã bao giờ nghe về cụm từ “Bốc Bát Họ” chưa? Trong thời gian gần đây bài hát “Bốc bát họ” đang nổi lên khiến nhiều người tò mò hơn về ý nghĩa của cụm từ này.
Bốc bát họ là gì? Bốc họ có nguy hiểm không? Có nên Bốc Bát Họ không? Bốc Bát Họ có vi phạm pháp luật gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bốc Bát Họ là gì?
Bốc bát họ hay bốc họ là một hình thức cho vay tín dụng đen không cần thế chấp, không cần đặt cược bất cứ tài sản hay giấy tờ gì với lãi suất cao và không hợp pháp. Lãi suất tính theo tháng, theo ngày.
Những người đứng ra tổ chức “bốc họ” thường là những dân anh chị có vốn có tiền. Người bốc họ (vay nặng lãi) thì vay 10 ăn 8, ví dụ vay 10 triệu nhưng thực chất chỉ được nhận 8 triệu, và 2 triệu cắt ngay vào tiền lãi của 1 tháng vay đó ngay khi vừa vay. Nhận 8 triệu sau 1 tháng trả 10 triệu. Và số tiền tối thiểu bốc họ cũng thường là 10 triệu. Người vay cầm 8 phần, chủ họ lấy 2 phần tiền lãi ngay khi vừa cho vay.
Bốc bát họ là hình thức cho vay tín dụng đen không thế chấp, không cần đặt cược |
Mặc dù là vay không thế chấp, không giấy tờ, nhưng người vay cũng không bao giờ có thể trốn nợ, chỉ có xác định trốn về quê hoặc đi đâu xa không bao giờ đặt chân ra Hà Nội hoặc thành phố nơi đang sinh sống nữa thì nó mới ăn được tiền, còn lại ở Hà Nội thì có trốn lên trời cũng sẽ bị tìm ra.
1 cách nhìn khác về Bốc Bát Họ
Bốc bát họ:
– 20 triệu cầm về 16 triệu, và bạn phải đóng 400k/1 ngày, trong thời gian 50 ngày.
– 15 triệu cầm về 12 triệu, bạn phải đóng 300k/1 ngày, trong thời gian 50 ngày.
Bốc họ là hình thức vay cắt tiền lãi trước và trả tiền gốc được trừ dần dần, hàng ngày phải đóng tiền theo định mức số tiền vay.
Về mặt giấy tờ, nếu bạn có 1 trong 3 điều kiện sau:
1. Hộ khẩu gốc Hà Nội số tiền vay tối đa lên tới 30 triệu, đóng trong vòng 60 ngày. Bạn chỉ cần mang hộ khẩu gốc và chứng minh thư photo qua cửa hàng,viết giấy vay và dẫn về nhà kiểm tra xác thực đúng là bạn đang ở đấy thì sẽ vay được tiền ngay.
2. Chứng minh thư gốc, hộ khẩu photo số tiền vay tối đa 20tr, đóng trong vòng 50 ngày. Bạn chỉ cần gọi hoặc nhắn tin địa chỉ nhà sẽ có người qua thẩm định và hẹn lên cửa hàng lấy tiền.
3. Chứng minh thư và hộ khẩu photo, số tiền vay tùy theo công việc và nhà của bạn. Mang giấy tờ photo lên cửa hàng trao đổi ,và hôm sau từ 13h đến 16h sẽ có nhân viên công ty qua nhà và cửa hàng thẩm định duyệt ,18h bạn quay lại cửa hàng lấy tiền.
Có nên bốc bát họ không?
Nếu không có việc gì thực sự cần đến tiền gấp thì không nên bốc bát họ. Những người bốc họ thường cần tiền gấp đến mức không có đủ thời gian để xoay sở kịp tiền, họ không có thời gian ra ngân hàng chờ giải ngân.
Không nên bốc bát họ vì lãi suất quá cao, giao động từ 20 – 40% là quá cao. Khi bốc bát họ người vay còn phải sống nơm nớp trong trạng thái lo âu vì mắc nợ, lo lắng vì bạn sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi. Số tiền tính cộng dồn sẽ rất lớn.
Không nên bốc bát họ trong trường hợp không có khả năng chi trả, đơn giảng giới cho vay nặng lãi, thế lực ngầm đằng sau rất “hổ báo”, trong một số trường hợp bạn có thể phải đánh đổi rất nhiều thứ, mất nhà mất cửa là điều khó tránh khỏi.
Bốc bát họ có vi phạm pháp luật Việt Nam không?
Hỏi: Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có tham gia bốc bát họ 10 triệu nhưng thực ra chỉ nhận được có 8 triệu và tôi phải đóng 200 nghìn trong 50 ngày. Như vậy thì chủ họ có phạm pháp luật cho vay nặng lãi không ? Người gửi : Đỗ Ngọc Sơn
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý
Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017
2. Nội dung tư vấn
Từ những thông tin mà anh đã chia sẻ Luật sư nhận thấy đây là một hình thức cho vay nặng lãi căn cứ theo Điều 201 và Điều 201 Luật hình sự mới nhất năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:
Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 làn mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 trở lên thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Từ thực tế mà anh đã vay và nhận số tiền 8 triệu mà thực tế là vay 10 triệu với mức lãi suất cao ngất ngưởng, cao hơn nhiều lần so với mức lãi suất của Ngân hàng nhà nước. Thực chất hoạt động vay tiền của anh là giao dịch dân sự nên hai bên có thể tự thỏa thuận song thỏa thuận của anh và người cho vay không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Rõ ràng anh và người cho vay đã thỏa thuận với mức lãi suất trái với quy định pháp luật nên giao dịch vay nợ không có giá trị pháp lý và ở trường hợp này người cho anh vay tiền có thể bị truy tố hình sự quy định tại Điều 201 Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.