Các đồ dùng cần thiết mang theo khi phượt

292

Nếu bạn là một người trẻ đam mê khám phá những vùng đất mới, bạn thường xuyên di chuyển từ vùng đất này đến vùng đất khác. Bạn không thể mang được quá nhiều đồ dùng hàng ngày theo, vậy đã có bao giờ bạn từng suy nghĩ những đồ dung nào lên mang khi phượt nhất cho mình trong mỗi cuộc hành trình khám phá những miền đất mới lạ.

Những đồ dùng khiến chiếc balo của bạn gọn nhẹ nhưng vẫn đầy đủ hành lý xử lý cho nhiều trường hợp khác nhau, đem lại cho bạn cảm giác thoải mái trong mỗi chuyến phượt của mình.

Các đồ dùng cần thiết mang theo khi phượt

Đa số các bạn trẻ bây giờ đi phượt bằng xe máy và du lịch trong nước vì vậy bai viết này chủ yếu cho những bạn khám phá quê hương. Còn với những bạn có hành trình du lịch vượt qua ngoài Việt Nam đi tới các nước khác nhau trên thế giới vẫn hữu ích nhưng bạn còn cần mang thêm cho mình nhiều món đồ hơn nữa, chúc bạn có một chuyến phượt thành công. Hãy cùng tìm hiểu khi đi phượt cần mang theo những đồ dùng gì nhé

Top 6 đồ dùng cần mang theo khi đi phượt

1. Chọn balo lớn và chắc chắn:

Bạn biết đấy balo là đồ đi phượt không thể thiếu là vật chứa tất cả các vật dụng của bạn, bạn sẽ không thể yên tâm khi chiếc balo của mình quá lỏng lẻo hay quá nhỏ bé để có thể chứa đồ.

Hãy chọn những loại balo phượt cỡ lớn và chắc chắn nhé, nhưng cũng đừng lớn quá hãy chọn sao cho hợp lý nhất phù hợp với thể trạng của bạn. Trên thị trường có rất nhiều nơi bán những loại balo thế này bạn có thể ra chợ hoặc ra các shop nhưng nhớ hãy chọn cho mình một chiếc balo thật chắc chắn nhé

2. Đồ dùng sinh hoạt hàng ngày

Đồ dung cá nhân là thứ hỗ trợ bạn trong một chuyến đi sao cho thoải mái nhất. Luôn là vật dụng chứa nhiều không gian nhất, hãy lựa chọn đúng đắn nhất những vật dụng này khi mang đi sao cho khoa học và gọn nhẹ nhất. Những cái mầu đỏ là đồ đi phượt không thể thiếu nhé hãy luôn nhớ mang chúng theo trong người bạn.

Quần dài: 1-3 chiếc trong đó có 1 chiếc sử dụng thường xuyên trên đường, 1-2 chiếc còn lại chỉ sử dụng để làm phương án dự phòng khi quá bẩn hoặc ướt (không nên thay quần dài đi đường hàng ngày làm gì vì nếu như thế thì bao nhiêu cũng không đủ).

Áo phông mỏng mặc ở trong cùng, số lượng áo này thì tương đương với số ngày bạn đi, mang khoảng từ 3-5 chiếc là okie.

Áo len mỏng cho mùa hè và áo len dày cho mùa đông : 2 chiếc

Áo khoác gió: có tác dụng chắn gió rất tốt, nếu có thể bạn nên mua loại áo có khả năng chống cả nước để không
bị ngấm sương vào người. Áo gió thường được dùng với những nơi thời tiết chỉ hơi se lạnh.

Áo khoác dày: Vào mùa đông nhiệt độ ở các vùng núi có những nơi xuống rất thấp nhất là chiều tối, chính vì vậy nên cần một chiếc áo giữ ấm tốt nhưng vẫn phải gọn, bạn có thể lựa chọn những loại áo lông vũ nhẹ.

Khăn quàng cổ: Với mùa hè bạn chỉ cần một vài chiếc khăn rằn dùng để quấn cổ và quấn đầu sẽ có tác dụng chắn
nắng (không bị cháy đen khu vực cổ) và thấm mồ hôi trên đầu, nếu khăn đủ dài thì chỉ cần dùng 1 chiếc cho cả 3 nhiệm vụ; quấn cổ, quấn đầu, bịt mặt. Vào mùa đông thay khăn rằn bằng khăn len để giữ nhiệt tốt hơn.

Bịt tai để giữ ấm nếu trời lạnh.

Khoảng 3-5 đôi tất và 3-5 bộ quần/áo lót. Tất có tác dụng giữ ấm cho gan bàn chân nên rất quan trọng, bạn cứ mang nhiều đi một chút để thay trong trường hợp bị ướt.

Giày dép: nên sử dụng loại giày thể thao có độ bám tốt, đi thoải mái cho chân. Với các bạn nam tránh dùng giày da, với các bạn nữ tránh dùng giày cao gót, giày búp bê. Trong trường hợp phân vân giữa các loại giày bạn cứ dùng giày bộ đội.

Và nhớ mang theo thêm một chiếc dép mền nhé rất phù hợp khi bạn đã đi đến nơi và nghỉ ngơi chiếc dép mềm sẽ khiến bạn thoải mái nhất đấy Khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng tất cả những thứ này bạn nên bỏ gọn vào trong một chiếc túi đựng đồ cá nhân.

Túi ngủ cho những chuyến đi ngủ lều.

Với ngần đó thứ đồ thì bạn sẽ cần đến một chiếc ba lô khoảng 50L là vừa, tapchimeovat.com khuyên bạn với 1 xe máy thì sử dụng 2 ba lô của xế khoảng 60L và của ôm khoảng 50L là vừa, một số đồ dùng khác bạn có thể để ở ngoài.

3. Giấy tờ tùy thân:

Dù là đi du lịch trong nước hay nước ngoài thì bao giờ bạn cũng phải mang theo giấy tờ tùy thân. Hãy chuẩn bị đầy đủ để cho cuộc hành trình của bạn được an tâm nhất nhé

Hộ chiếu, CMT, giấy tờ tuỳ thân

Giấy phép lái xe: Thứ bắt buộc phải có nếu chuyến đi của bạn có một hành trình bất kỳ sử dụng xe máy, đây cũng
là giấy tờ bạn có thể sử dụng thay thế CMND khi lên máy bay.

Đăng ký xe, bảo hiểm xe: Những thứ cần thiết để tránh gặp rắc rối với CSGT khi đi trên đường

Hộ chiếu + CMND: Khi vào khu vực biên giới, theo quy định bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân với đồn biên phòng quản lý khu vực đó chính vì vậy bạn nên mang theo CMND, trong trường hợp ở một số cửa khẩu các bạn muốn sang phía bên kia biên giới du lịch thì bạn cần phải có thêm hộ chiếu.

Nếu bạn không muốn mang theo tiền nhiều thì nhớ mang theo thẻ ATM, thường ở trung tâm các huyện sẽ có ATM của ngân hàng Agribank, Vietinbank nên các bạn nhớ mang theo loại thẻ có thể rút được ở ngân hàng ngày (hệ thống Smartlink là okie).

4. Túi thuốc men, dụng cụ y tế:

Đây là đồ dùng đi phượt cho cả đoàn nhé, thường thì trong một đoàn đi phượt sẽ có một bạn đảm nhiểm nhiệm vụ mang theo những vật dụng này.

Nhưng bạn cũng lên mang đi theo để đề phòng những trường hợp bất chắc nhé. Túi thuốc cá nhân khi đi du lịch như: thuốc cảm, băng cá nhân, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc say tàu xe, máy bay… để đề phòng những lúc bị cảm hay tai nạn bất ngờ, đêm hôm hay những chỗ xa lạ mà bạn lại không rành đường đi nước bước nên không thể mua được.

Túi dụng cụ y tế cá nhân

5. Đồ dùng điện tử, đồ đa năng

– Dao đa năng, đèn pin, bật lửa

– Điện thoại (chọn loại sóng tốt pin trâu là tốt nhất), mang theo smartphone thì nhớ kiếm mấy cục pin dự phòng

– Máy ảnh (nếu không chơi ảnh và muốn nhẹ nhàng thì mang mấy cái máy du lịch thôi cho gọn, tất nhiên nếu có máy xịn, muốn ảnh đẹp và không xót máy, các bạn cứ tự nhiên sử dụng).Bao cao su và băng vệ sinh (đừng nghĩ gì nhé ^ ^, đơn giản là dùng bao cao su để nhét đồ điện tử vào chống ướt và băng vệ sinh lót đế giày để tránh bị ngấm lạnh gan bàn chân (nhất là khi đi rừng)

6. Đồ dung cho chiếc xe của bạn

Trước khi đi bạn nhớ kiểm tra xe của mình cẩn thận nhé như : phanh, xăng, dầu,… sao cho mọi thứ ở mức độ ổn nhất có thể. Khi hỏng xe tại khu vực có dân cư tốt nhất hãy mang xe đến thẳng hàng, vừa nhanh lại vừa đảm bảo.Chỉ khi đi vào những khu vực thưa thớt hoặc không có dân sinh sống thì mới phải tự mình sửa xe, ở đây chúng
mình chỉ gợi ý một số dụng cụ cơ bản để sửa chữa những lỗi nhỏ trên đường trong đoàn của bạn cũng lên có dụng cụ để sửa những lỗi đơn giản của xe máy nhé

– 1 bộ móc lốp, 1 bộ dụng cụ vá xe (keo, miếng vá, miếng chà săm, 1 bơm tay hoặc bơm chân tùy bạn), 1 kìm, 1 mỏ lết loại nhỏ, 1 bộ cờ lê (loại 1 đầu mở, 1 đầu tròn) có kích thước lần lượt 10-12-14-17-19mm, vài thanh chữ T (dùng để vặn ốc ở phanh sau, tháo ốc thay dầu), 1 tuốc nơ vít (4 cạnh và 2 cạnh), 1 bộ đồ tháo bugi.

Tất cả những đồ này thường có trong bộ dụng cụ đồ nghề sửa xe nhé bạn có thể mua những bộ dung cụ như thế ở chợ trời Hà Nội nhé.

Chúc các bạn có những chuyến đi phượt vui vẻ và an toàn!

(Sưu tầm)