Các loại mồi tươi cho chim cảnh và cách bảo quản chi tiết

704

Hiện nay thú chơi chim cảnh, chim chiến ngày càng phát triển nên nhu cầu về thức ăn cho chim cũng rất lớn. Trong bài này, chúng ta xét đến một số loại mồi tươi chính dành cho chim cảnh như dế, châu chấu, sâu…

Dế

Hiện nay trên thị trường thường bán loại dế mèn nhỏ cho chim ăn, đôi khi có cả dế trũi nhưng hiếm. Chúng ta không thể ngày nào cũng đi mua dế cho chim ăn nên cần phải mua một lần nhưng cho ăn được nhiều ngày, vì vậy phải nuôi cho dế sống hoặc làm đông lạnh cho chim ăn dần. Việc nuôi dế sống khá phức tạp và khó khăn do dế chết nhiều gây lãng phí rất lớn. Nguyên nhân dế chết do cắn nhau, do bị ép uống nhiều nước đường nên chướng bụng mà chêt và còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Vì thế phải có cách bảo quản lâu dài hữu hiệu để có dế cho chim ăn thường xuyên.

Bản thân tôi khi mua dế về bao giờ cũng chọn ra một ít những con khỏe nhất cho ăn tươi trong ngày đầu, số còn lại rửa sạch, cho hết nước đường. Khi rửa thấy dế nổi nhiều là tốt, nếu dế chết và chìm nhiều là bị uống nước đường nhiều quá (Mời xem trong ảnh phần commen). Sau đó để ráo nước, bắc chảo rang thật khô, để nguội đóng vào bình nhựa hoặc thủy tinh rồi cất trong ngăn đá tủ lạnh sẽ được nhiều tháng không hỏng (Xem trong ảnh nhé), mỗi ngày lấy ra một lượng dế đủ dùng trong hai bữa là OK. Dế bảo quản cách này có ưu điểm là luôn khô sạch (rời như viên thuốc), không bị lãng phí, chim không bị nhiễm tạp khuẩn. Nhược điểm là chim ăn mồi chín chứ không phải mồi tươi.

Về khẩu phần, nếu đã làm đc loại cám tốt theo công thức ở phần I thì mỗi ngày một cá thể chin chỉ nên ăn từ 6 đến 8 con dế là cùng, tức là tương đương 2 đến 3 gam. Không nên cho ăn nhiều quá, chim thừa đạm sẽ sinh ỉa chảy phân trắng nhớt.

Dế là côn trùng thuộc họ Gryllidae với 2455 loài thuộc 14 phân họ và 333 giống. Chân của chúng có 3 đốt và có thể nhảy. Cơ thể của chúng có chiều dài từ 1 hoặc 2 mm cho tới trên 50mm. Ngày nay, dế phân bố ở khắp các vùng trên trái đất (từ vĩ tuyến 550 bắc tới 550 nam). Dế là loài đẻ nhiều trứng, trứng của chúng được đẻ trong hang đất, rễ cây. Sau khi nở ra, con non sẽ trải qua từ 5 tới 12 lần lột xác cho tới khi trưởng thành. Đa số các loài dế ăn được các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật (Alexander, 1968).

Châu chấu

Châu chấu ko bị uống nước đường nhưng rất cần đc xử lý bảo quản. Cách làm giống như với dế vì châu chấu là loài côn trùng hoang dã, chứa nhiều ký sinh trùng, giun sán. Có những con châu chấu khi ta rút đầu nó ra, thấy có nhiều sán trắng nhỏ như đầu kim ngo ngoe, nếu không làm chín, trứng của loài sán này theo đường máu lên não, mắt, cổ, cằm… gây kén hàm, kén mắt, đục nhân mắt, phá hủy não gây thần kinh cho con chim. Vì thế việc làm chín châu chấu là vô cùng cần thiết.

Khẩu phần cũng tương đương như dế, có thể tăng chút ít là OK.

Khi trưởng thành, chúng có thể bay ở khoảng cách xa thành từng đàn. Trứng của chúng được đẻ ở dưới đất ẩm ướt vào mùa mưa và phôi được phát triển ở dưới lớp đất bề mặt, khi con non nở ra sẽ bò lên trên bề mặt nhưng cánh vẫn chưa thể bay được. Chúng chỉ có thể bay được khi cánh phát triển đầy đủ ở giai đoạn cuối của con non. Thời gian phát triển giai đoạn con non dao động từ vài tuần cho tới 6 tháng phụ thuộc vào điều kiện môi trường (trong điều kiện có kiểm soát của phòng thí nghiệm là 6 tuần). Kích thước cơ thể con cái lúc trưởng thành dài 90mm, khối lượng là 2,5-3,5g trong khi con đực nhỏ hơn là 75mm chiều dài và khối lượng 1,5-2,0g.

Sâu

Về sâu có ba loại.

* Sâu quy nhỏ, kích thước dài chừng 1 đến 1,5 cm, đặc điểm bò rất nhanh. Loại này nhiều vỏ Kitin, ít protein, nên cho chim ăn hạn chế, vừa phải.

* Sâu quy nhỡ, to bằng cọng rơm, dài chừng 2,5 đến 3cm. Loại này rất bổ và rất tốt cho họa mi, chích chòe… Nhiều bạn sợ chim ăn sâu này bị bó lông, hỏng mắt… Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Tôi cho ăn quanh năm trong khoảng trên 20 năm nay nhưng chưa thấy con chim nào bị bó lông hoặc hỏng mắt bao giờ. Nguyên nhân chim bó lông và hỏng mắt là do chim thiếu nguyên tố vi lượng, sẽ nói rất kỹ ở bài 3, mời các bạn đón đọc.

* Sâu to (Sâu cá rồng). Loại này họa mi ăn cũng tốt lắm nhưng chất dinh dưỡng không đậm như sâu nhỡ.

Khẩu phần, mỗi cá thể chim ngày ăn 3 đến 4 gam sâu là đủ.

Chú ý: Sâu có rất nhiều thiên địch, trong nhà thường là chuột và thạch sùng, hai giống này vớ được sâu thì chén không biết chán vì thế ta nên dùng một hộp sắt đục nắp chăng lưới kim loại như trong ảnh (phần commen) để bảo quản. Sâu ko chịu được nhiệt độ nóng bức nên cần để nơi thoáng mát, cho ăn bột ngô, cám chim là OK.

Ngoài ba loại mồi chính trên kia, nhiều bạn cho ăn thịt tươi, thạnh sùng, liêu điêu, tắc kè, gián đất, giun đất…cũng tốt không sao cả.

Các bạn ở phía nam có một đặc chiêu là cho ăn con liêu điêu, các bạn chơi chim chiến ngoài bắc thường cho ăn thịt tắc kè để chim được hăng. Làm vậy thì tốt nhưng cầu kỳ quá.

Mình nhớ năm 1967 nuôi con họa mi non đầu tiên, do một anh bạn người Tày cùng đơn vị mang từ Lạng Sơn xuống cho, lúc ấy là bộ đội lại chiến tranh thiếu thốn, lấy đâu ra những thứ kể trên cho chim ăn, hơn nữa kiến thức về chim đã biết gì đâu. Mình đút cho nó ăn cơm, bánh bột mì luộc và hạt bo bo (hạt mì), thi thoảng vài con châu chấu. Vậy mà chú chim vẫn sống bình thường. Khoảng bảy tám tháng sau tự đứng mổ bột mì luộc chén rồi hót lứu lo đều. Đến mãi khi vào chiến trường năm 1972, tình hình ác liệt quá, mình mới phóng thích nó ở bến phà Long Đại. Con chim bay theo mãi trên đường hành quân. Về sau do bom đạn quá nhiều, nó không theo được nữa.

Chim họa mi là giống nhát nhưng khi đã thuần hóa tốt nhiều năm, nó sẽ rất tình cảm và không muốn xa rời người chủ.

Chúc ACE có được những chú chim cảnh như ý!

Chào thân ái!

Dế mua về đổ nước vào, nổi hết lên là tốt, nếu nhiều còn chìm xuống là không hay.

Sâu rồng thì nuôi trong hộp có nắp
Sâu rồng thì nuôi trong hộp có nắp
Dế thì rang chín
Dế thì rang chín
sau đó bỏ vào hộp để vào tủ lạnh để dành cho chim ăn dần
sau đó bỏ vào hộp để vào tủ lạnh để dành cho chim ăn dần

(Nguồn: chimcanhviet.vn)