Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đậu mùa khỉ gây ra.
Nhiều người cho rằng, đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thực tế không phải vậy.
Lý do vì, các bệnh lây truyền qua đường tình dục chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục, dù là qua đường sinh dục, đường miệng hay đường hậu môn. Một số bệnh như herpes sinh dục có thể lây lan khi tiếp xúc da với da, nhưng đó không phải là đường lây chính.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Hiện tại triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp. Khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên hiện tại những trường hợp được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ chủ yếu nằm ở trẻ em.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,…. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 – 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.
Hầu hết các ca đậu mùa khi ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu phần lớn là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày. Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.
Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.
Phương thức lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ
Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:
- Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
- Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
- Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ
Trong đó, chủ yếu qua đường tiếp xúc với các tổn thương da của người bệnh (đường lây truyền tiếp xúc da với da) hoặc trung gian qua vật dụng cá nhân như quần áo, khăn tắm…. Virus còn có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của đường hô hấp như nước họt hoặc dịch nhầy.
Nói cách khác, ai cũng có thể bị nhiễm virus đậu mùa khỉ nếu tiếp xúc với thương tổn da, vật dụng cá nhân hoặc chất tiết đường hô hấp của người bệnh mà không cần phải quan hệ tình dục với họ.
Hiện vẫn chưa rõ liệu virus này có lây truyền qua tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo giống như định nghĩa của một bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục sẽ làm tăng mức độ tiếp xúc “thân mật và gần gũi”, tăng nguy cơ lây truyền bệnh qua đường tiếp xúc da với da và đường hô hấp.
Mặc dù bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận ở phần lớn đối tượng nam quan hệ đồng giới, nhưng đây không phải là căn bệnh của riêng nhóm này. Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh qua những đường lây truyền nói trên.
Lý do bệnh chiếm tỷ lệ cao ở nhóm nam quan hệ đồng giới, có thể do tần suất và mức độ tiếp xúc “thân mật và gần gũi” với nhiều bạn tình lạ của nhóm này thường cao hơn các nhóm khác.
Phương án phòng tránh hoặc xử lý khi phát hiện triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ
Hiện tại phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đang được sử dụng biện pháp cách ly đồng thời là tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Vì các bác sĩ nghiên cứu cho rằng sau 2 -4 tuần người mắc bệnh sẽ giảm nhẹ triệu chứng và bắt đầu tự khỏi bệnh. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh bạn vẫn nên khám bệnh và sử dụng thuốc chống virus theo chỉ định bác sĩ để ngăn chặn nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ gây tổn thương nghiêm trọng trên da. Tuy bệnh còn mới nhưng bạn nên chú ý phòng ngừa theo chỉ định của bộ y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Dễ nhầm lẫn với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nổi hạch, đau nhức người, nổi ban da tuỳ vào giai đoạn của bệnh. Các tổn thương da thường xuất hiện ở trên mặt, tay, chân và vùng sinh dục với biểu hiện là mụn nước hoặc sẩn hồng ban, có thể tiến triển thành vết trợt loét trên mặt, tay hoặc vùng sinh dục.
Ở một số ít trường hợp, bệnh có biểu hiện tương đối giống với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót.
Ví dụ, người bệnh có thể chỉ biểu hiện với một nốt loét ở vùng sinh dục, hậu môn hoặc trong miệng dễ bị chẩn đoán nhầm với giang mai, herpes simplex hoặc hạ cam mềm.
Ngoài ra, người bệnh đậu mùa khỉ có thể đồng nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo số liệu của CDC Hoa Kỳ, ước tính khoảng 38% trường hợp đậu mùa khỉ có đồng nhiễm với HIV, 41% đã hoặc đang mắc lậu, Chlamydia, giang mai trong vòng 1 năm trở lại đây.
Như vậy, đậu mùa khỉ không phải là bệnh lây lan qua đường tình dục nhưng hành vi quan hệ tình dục có thể là yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, mọi người cần tự nhận biết yếu tố nguy cơ và triệu chứng, chủ động đi khám để được xét nghiệm tầm soát và điều trị kịp thời, nhằm làm giảm nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng.
(Nguồn Internet)