Mùa hè đến, nhiệt độ cao lên khiến ai cũng có cảm giác nóng bức ngột ngạt. Những gia đình có điều kiện thường có điều hoà hay những cách chống nóng riêng của mình. Những bạn sinh viện ở trọ thì sao nhỉ trong căn phòng vẻn vẹn mười mấy mét vuông càng khiến cái oi bức khó chịu hơn. Nhiều bạn sinh viên đã sáng tạo ra rất nhiều cách chống nóng hay độc đáo. Hãy cùng tham khảo một số cách chống nóng cho phòng trọ sinh viên trên đây nhé!
Mùa hè phòng trọ thành cái lò: “nóng không chịu được”
Chống nóng mùa hè kiểu sinh viên |
Khó có thể hình dung được nếu không đi và chứng kiến nhiều phòng trọ các bạn sinh viên đang phải chịu đựng như nào. Nhiệt độ tăng cao trong những ngày hè, làm phòng trọ vốn nhỏ hẹp, chật chội nay lại càng nóng bức.
“Nắng nóng dễ làm cho người ta khó chịu, mệt mỏi, ngại ra đường vì mỗi lần ra đường phải trang bị cho mình những vật dụng cần thiết để chống nắng như: bôi kem, áo chống nắng, khẩu trang, kính dâm, đi tất…”
Trở về với căn phòng nhỏ bé chưa đầy 10m2, nằm sâu trong ngõ là chỗ ở của rất nhiều bạn sinh viên có điều kiện kinh tế rất khó khăn. Cái nắng nóng như đổ lửa tưởng chừng đã thiêu chín da thịt khiến nét mặt người nào cũng mệt mỏi. Căn phòng nhỏ bé này lại đông người dường như lại càng nóng bức hơn, tất cả vật dụng trong nhà sờ vào cái gì cũng nóng. Căn phòng đã nhỏ bé lại trên tận những tầng cao nhất của dãy trọ, không có che chắn, không có rèm cửa ánh nắng xuyên thẳng vào phòng khiến họ phải lấy báo dán vào. Mọi người nhìn nhau không biết nói gì mỗi người một việc lau dọn nhà cho mát.
Cũng dễ hiểu tại sao có những bạn sinh viên lại chọn những phòng trọ như vậy vì do điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn, miễn có chỗ ăn, ngủ để học là được
Nắng nóng cảm thấy mệt mỏi lắm, da khô, sáng dậy nhiều bạn phải tắm xong mới đi học được, trưa về mệt trả muốn ăn cơm, tối cũng không chui được vào phòng trọ vì nóng, hai cái quạt cũng trả ăn thua. Quả thật mùa hè tại các phòng trọ được xây với diện tích nhỏ chật, hẹp rất nóng dẫn đến tình trạng tự trang bị cho mình những vật dụng chống nóng là chuyện bình thường.
Cách chống nóng cho phòng trọ của sinh viên vào mùa hè
– Đến với xóm trọ mọi người được thấy những cách chống nóng rất “hiện đại” của các cô cậu sinh viên. Tất cả các cửa phòng đều đóng chỉ nghe thấy tiếng quạt chạy vù vù bên trong. Đằng trước để một chậu nước mát hay đặt những khay đá trước quạt, lau sàn nhà sạch sẽ rồi nằm ra ngủ là biện pháp các bạn vẫn hay dùng.
– Để chống nóng các bạn xả nước ra nền nhà, phun cả lên mái giảm bớt độ oi bức, rồi bật hết 3 cái quạt trong nhà lên mua đá về để đấy. Chiều đến thì có thể ra bể bơi không bị nóng mà lại mát mẻ.
– Lau dọn nhà cửa sạch sẽ, đồ dùng để ngăn nắp, đóng tất các cửa không cho ánh nắng mặt trời chiếu vào hoặc tìm đến những nơi có điều hòa như lên các thư viện trường học, ra các khu mua sắm, vui chơi giải trí như big C, Royal city…. Hay ra Hồ Gươm, công viên có ghế đá ngồi.
– Bơm đầy nước vào chai Lavi nhỏ, đục một lỗ và khi quạt quay thì để những giọt nước rơi xuống cánh quạt tạo thành vô số tia nước mát lạnh bắn tứ tung tạo thàng chiếc quạt hơi nước diệu kỳ.
Ảnh chế vui muôn kiểu chống nóng mùa hè bá đạo
1 số phương pháp chống nóng hiệu quả mùa hè cho sinh viên
1. Dùng quạt nước hoặc đặt thau nước trước quạt để làm dịu không khí nóng gắt trong phòng.
2. Uống nhiều nước pha muối trong khi ở ngoài nắng, nước chanh, nước bổ sung chất khoáng giúp giảm nhiệt. Tránh dùng cà phê, rượu… vì những thứ này làm tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước.
3. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Chọn vải xốp, màu nhạt để tránh giữ nhiệt và để thấm mồ hôi. Vải kaki màu xanh lợt là tốt vì nó phân tán chứ không hút sức nóng. Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester. Mỗi khi áo ướt sũng mồ hôi thì thay áo khô ngay.
4. Nếu biết sẽ phải làm việc dưới nắng gắt thì trước đó vài ngày nên tiếp xúc dần dần với nắng để cơ thể quen. Không nên cố gắng quá sức khi làm việc dưới trời nắng. Khi thấy có triệu chứng rắc rối, ngưng công việc ngay và vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút cho khoẻ.
5. Đối với nhà ở nếu có điều kiện nên trồng nhiều cây cối xung quanh để hạn chế nắng chiếu trực tiếp vào nhà, có thể lắp máy phun sương để làm dịu không gian bên ngoài.
6. “Du di” thời khoá biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều. Trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức.
Có rất nhiều cách chống nóng của sinh viên trong những ngày hè nóng bức, hãy chọn cho mình những cách chống nóng hiệu quả và an toàn để vượt qua mùa hè này.
( Sưu tầm )