Mỗi loại thực phẩm có một giá trị dinh dưỡng khác nhau tuy nhiên khi kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau thì thế nào. Giá trị dinh dưỡng tăng cao khi kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau nhưng phải đúng cách các nhà khoa học đã chứng minh điều đó.
Vậy kết hợp những thực phẩm nào thì mang lại hiệu quả bất ngờ, các bạn cùng tham khảo nhé!
Tỏi và cá hồi
Tỏi là một cách làm tăng hương vị của cá. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu của The American Journal of Nutrition cho thấy, sử dụng tỏi và cá hồi có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu. Đây là tin vui cho những người có lượng cholesterol trong máu cao.
Táo và socola đen
Socola đen kết hợp với táo có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch. Trong vỏ táo chứa chất có tên favonoid quercetin, có tác dụng chống viêm. Mặt khác cacao trong socola đen giàu catechin- một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa xơ vỡ động mạch. Khi kết hợp socola đen với táo có thể giúp làm tan các cục máu đông.
Cải xoăn và hạnh nhân
Cải xoăn là loại thực phẩm giàu vitamin K, E, chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh ung thư. Tuy nhiên, vitamin E và K tan trong chất béo, vì vậy khi kết hợp với hạnh nhân sẽ làm tăng khả năng hấp thụ của cơ thể.
Cải Brussels và dầu ôliu
Trong cải brussels có chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng như vitamin K. Vitamin này rất có ích cho xương và giúp làm tan các cục máu đông. Tuy nhiên, vitamin k chỉ tan trong chất béo, điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta hấp thụ vitamin K tốt nhất khi chế độ ăn có chất béo. Chính vì vậy, cải Brussels kết hợp cùng dầu ôliu sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.
Nghệ và hạt tiêu đen
Nghệ được coi là một trong những dược liệu chữa bệnh, bởi nó chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ curcumin và các chất chống viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Curcumin trong nghệ được chuyển hóa một cách nhanh chóng trước khi nó được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Nếu kết hợp nghệ với hạt tiêu đen sẽ mang lại lợi ích bất ngờ. Trong hạt tiêu đen có chứa nhiều chất piperin, khi kết hợp với curcumin có trong nghệ, nó sẽ cải thiện khả năng sử dụng của curcumin lên gấp 1.000 lần.
Trà xanh và hạt tiêu đen
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh sẽ có tác dụng tốt hơn khi rắc thêm tiêu đen. Trà xanh chứa một chất chống oxy hóa đặc biệt được gọi là EGCG, giúp tăng cường sự trao đổi chất và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Chất piperine có trong hạt tiêu đen, kết hơp với chất EGCG cho hiệu quả cao hơn. Piperine có khả năng làm tăng sự hấp thu EGCG vào máu.
Cà chua và bông cải xanh
Kết hợp cà chua với bông cải xanh sẽ giúp tăng khả năng chống ung thư một cách hữu hiệu.
Trong một nghiên cứu về bệnh ung thư năm 2007, con chuột thí nghiệm được cho ăn theo chế độ hằng ngày là hai bông cải xanh cùng cà chua, hoặc các loại thực phẩm khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra khối u tuyến tiền liệt cấy ghép có dấu hiệu chậm phát triển rõ rệt. Chế độ ăn có chứa 10% cà chua và 10% bông cải xanh giúp làm giảm 52% kích thước khối u, trong khi chế độ ăn uống chỉ với cà chua giảm 34% và chế độ ăn uống chỉ với bông cải xanh giảm 42%.
Cá hồi và rau cải xanh
Để cơ thể có thể hấp thu canxi thì cần có lượng vitamin D vừa đủ. Vitamin D giúp hấp thu canxi từ hệ tiêu hóa vào máu và giúp duy trì một mức độ canxi trong máu ổn định. Viện Y tế Quốc gia Mỹ khuyến cáo phụ nữ trưởng thành cần 600IU vitamin D mỗi ngày. Khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể sản sinh ra vitamin D trong cơ thể, nhưng chúng ta cần bổ sung nó bằng cách ăn một số loại thực phẩm như: cá hồi. Cải xanh giúp làm tăng khả năng hấp thụ vitamin D trong cá hồi, chính vì vậy, chúng ta có thể kết hợp cá hồi với rau cải xanh để có kết quả tốt nhất.
Cà chua và dầu ô liu
Dầu ô liu là một chất béo có lợi cho tim mạch, tăng cường HDL cholesterol có lợi và hạn chế LDL cholesterol gây tắc nghẽn động mạch. Các nhà nghiên cứu ở Free Radical Biology Medicine nhận thấy rằng dầu ô liu làm tăng hoạt động chống oxy hóa của lycopene trong cà chua.
Chúng ta có thể kết hợp hai loại thực phẩm này trong món mày ống với sốt cà chua trộn dầu ô liu.
Các loại ngũ cốc và hành tây, tỏi
Giống như các loại đậu, sắt và kẽm trong ngũ cốc nguyên hạt có giá trị dinh dưỡng thấp vì vậy khi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa nhanh hơn khi cơ thể có thể hấp thụ. Nghiên cứu cho thấy rằng những loại thực phẩm giàu lưu huỳnh, như tỏi và hành tây, có thể làm giúp hấp thụ dinh dưỡng từ các loại hạt, thậm chí còn làm tăng chất dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất sắt và kẽm.
Đậu đen và ớt chuông đỏ
Đậu đen là một nguồn cung cấp chất sắt. Chất sắt trong thức ăn thực vật, gọi là sắt non-heme, khoáng chất vi lượng này khiến cơ thể không dễ hấp thụ như chất sắt có trong thịt. Để cơ thể hấp thu được chất sắt có trong đậu đen, cần một loại thực phẩm giàu vitamin C.
Chính vì thế ớt chuông đỏ là một sự lựa chọn hợp lý. Trong ớt chuông đỏ có chứa rất nhiều vitamin C, khi kết hợp với đậu đen giúp cơ thể hấp thụ sắt non-heme tăng gấp 6 lần.
( Sưu tầm )