Chậm kinh là hiện tượng gì? Bị trễ kinh thì phải làm sao

488

Chậm kinh là chỉ hiện tượng kinh nguyệt bất thường thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại đều đặn sau mỗi tháng, nếu bạn bị lỡ kinh nguyệt và không hành kinh tức là bạn đã bị chậm kinh. Ngoài ra nếu chu kì hành kinh của bạn quá lâu so với chu kỳ kinh bình thường (vượt quá 35 ngày) cũng là bị chậm kinh. Vậy cụ thể chậm kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Chữa trị ra sao sẽ được giải đáp cụ thể trong nội dung sau.

Chậm kinh là hiện tượng gì?

Khi bạn bị lỡ chu kỳ kinh bình thường, tháng trước có kinh, tháng sau không có tức là bạn đã bị chậm kinh. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ giới thường là 28 – 32 ngày. Trường hợp ngày hành kinh tiếp theo đến muộn hơn so với chu kỳ tức là bạn đã bị chậm kinh. Một vài lần chậm kinh được cho là triệu chứng bình thường. Có thể do cơ thể mệt mỏi nhất thời, tâm lý căng thẳng mà nên.

Chậm kinh nguyệt

Chậm kinh là một trong các hiện tượng của rối loạn kinh nguyệt, nó cho thấy người phụ nữ có kỳ kinh hoạt động bất ổn. Một phụ nữ bị liên tiếp chậm kinh qua 3 kỳ có nguy cơ mất kinh rất cao. Khi mất kinh là phụ nữ đã bị mất khả năng sinh sản, nó ảnh hưởng tới cuộc sống của người phụ nữ rất nhiều.

Thông thường hiện tượng chậm kinh lành tính thường là do mang thai hoặc phụ nữ bị mãn kinh. Với nguyên nhân mang thai thì chị em dễ nhận biết được. Còn chậm kinh do bệnh lý gây nên lại rất nguy hiểm cho sức khỏe, chúng gây nên nhiều thương tổn và ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Biểu hiện của chậm kinh là gì?

Biểu hiện của người mất kinh thường là căng thẳng lo âu, người bức bối và khó kiểm soát cảm xúc. Thực tế là do họ bị chậm kinh do mất cân bằng nội tiết tố, lúc này trứng bị ức chế không rụng và hành kinh bình thường được. Cơ thể họ trở nên rất nhạy cảm, thậm chí họ còn gặp một số phiến toái như bị nổi nốt trên da, lỗ chân lông nở rộng, tóc rụng,…

Để hiểu hơn về nguyên nhân gây nên chậm kinh cùng cách điều trị chậm kinh ra sao hãy theo dõi tiếp nội dung dưới đây:

Nguyên nhân gây chậm kinh và cách điều trị chậm kinh

Chậm kinh do mang thai không được coi là bệnh, nó chỉ là một dấu hiệu sinh lý bình thường khi cơ thể nữ đã thụ thai thành công.

Còn chậm kinh do các nguyên nhân khác lại được coi là bệnh vì nó gây ra những tác động tiêu cực lên hormon cơ thể, các cơ quan sinh sản:

  • Phụ nữ bị mãn kinh
  • Bị tác dụng phụ thuốc tránh thai
  • Bị bệnh phụ khoa
  • Do thiếu dinh dưỡng
  • Do tăng giảm thể trọng quá vội vàng
  • ….

Đều là những lý do chính gây ra chậm kinh. Ngoài ra, bệnh nhân bị hội trứng đa nang buồng trứng, tuyến giáp gặp vấn đề, bị béo phì, căng thẳng quá độ, mắc bệnh lý mãn tính sẽ có ảnh hưởng không tốt đến chu kỳ kinh.

Để điều trị kinh nguyệt bệnh nhân cần được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Tiếp đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cho từng vấn đề gặp phải. Cách phổ biến là dùng cách phương pháp khác nhau để điều chỉnh lại nội tiết tố cho cân bằng, lúc này kinh nguyệt sẽ được điều hòa. Hiện tượng chậm kinh sẽ chấm dứt.

Vì vậy đến phòng khám để thăm khám điều trị là việc cần thiết nếu thấy cơ thể bị chậm kinh. Trừ trường hợp mang thai thì những tác nhân làm chậm kinh đều là có hại, chúng tàn phá cơ thể và cơ quan sinh sản, có thể gây nên vô sinh. Do đó bạn không thể chủ quan khi gặp bệnh này.

Chậm kinh là bệnh gì đã được giải đáp cụ thể trong nội dung trên. Các biểu hiện và nguyên nhân bệnh, cách điều trị cũng được cung cấp đầy đủ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh thường gặp này.

(Sưu tầm)