Chiến lược scalping với Stochastic và đường MA

631

Stochastic Oscillator là một chỉ báo dao động cho chúng ta biết trạng thái quá mua và quá bán của giá trong ngắn hạn, từ đó đem lại các tín hiệu scalping tuyệt vời. Cùng với đó, sự xuất hiện của đường MA giúp chúng ta xác nhận xu hướng, từ đó tìm được các tín hiệu an toàn hơn và có thể kỳ vọng mức lợi nhuận tốt hơn.

Chiến lược scalping với chỉ báo Stochastic và đường MA

Cách đánh này có thể áp dụng với các cặp tiền chính như USD/JPY, EUR/USD cũng như nhiều cặp tiền khác. Khung thời gian phù hợp bạn nên sử dụng là khung M15.

Các công cụ được sử dụng:

  • Đường MA200 để xác nhận xu hướng.
  • Chỉ báo Stochastic (14,5,3) để tìm tín hiệu vào lệnh.

Cách thực hiện lệnh Buy:

  • Đường MA200 nằm dưới đường giá xác nhận xu hướng tăng.
  • Stochastic tạo đáy ở vùng 20 và có dấu hiệu quay đầu đi lên.
  • Đường K% (màu xanh) cắt lên trên đường D% (màu đỏ).
  • Đặt stop loss cách đáy gần nhất 3-5 pips.
  • Mục tiêu lợi nhuận: 10-20 pips.
  • Ý nghĩa của tín hiệu: trong xu hướng tăng, giá có các đợt pullback giảm. Khi stochastic giảm về đến mức 20 cho thấy thị trường đã quá bán và giá có khả năng cao trở lại với xu hướng tăng.
Thực hiện lệnh mua với Stochastic (Biểu đồ: tradingview.com)
Thực hiện lệnh mua với Stochastic (Biểu đồ: tradingview.com)

Cách thực hiện lệnh Sell:

  • Đường MA200 nằm trên đường giá xác nhận xu hướng giảm.
  • Stochastic tạo đỉnh ở khu vực 80.
  • Đường K% cắt xuống đường D%.
  • Đặt stop loss cách đỉnh gần nhất 3-5 pips.
  • Take profit từ 10-20 pips.
Vào lệnh bán với Stochastic (Biểu đồ: tradingview.com)
Vào lệnh bán với Stochastic (Biểu đồ: tradingview.com)

Lưu ý: Bạn tuyệt đối chỉ nên vào lệnh theo xu hướng, nếu như giá đang trong xu hướng tăng mà bạn thực hiện lệnh bán thì sẽ vô cùng rủi ro. Lý do là khi giá trong xu hướng tăng, lực mua mạnh nên stochastic có thể ở trong trạng thái quá mua rất lâu mà giá vẫn tiếp tục tăng. Ngược lại với xu hướng giảm.

(Tổng hợp)