Chiến thuật chiến tranh du kích là gì? Sức mạnh của chiến tranh du kích

2034

Chiến tranh du kích là gì?

Chiến tranh du kích là một một loại hình chiến tranh không thông thường được phe, nhóm quân sự nhỏyếu hơn, cơ động hơn áp dụng đối với kẻ thù lớn mạnh hơn và kém cơ động hơn. Lối đánh du kích bao gồm các cuộc phục kích, phá hoại, đánh bất ngờ, chớp nhoángrút lui nhanh. Mục tiêu của các cuộc tấn công du kích là những yếu điểm của kẻ thù.

Trong cuộc kháng chiến giữa quân đội 13 thuộc địa Mỹ chống lại quân đội Anh quốc, quân đội thuộc địa đã dùng chiến thuật này. Dù lực lượng yếu hơn nhưng dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Washington, họ phát triển chiến tranh du kích ở vùng rừng núi Bắc Mỹ và gây tổn thất lớn cho quân đội Anh, cùng những trận quyết định để giành lại độc lập.

Tại cuộc chiến tranh Việt Nam, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh hoàn thiệnphổ biến chiến tranh du kích. Khi mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng một lực lượng lớn bộ binh, thiết giáp với quy mô lên đến cấp quân đoàn để tiến hành các cuộc tấn công càn quét thì ngược lại, Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam dùng các đơn vị bộ binh nhỏ, linh hoạt, trang bị thô sơ để phản kích lại.

Chiến tranh du kích

Khi Mĩ mở các chiến dịch quy mô lớn như chiến dịch Khe Sanh thì Việt Nam cũng tiến hành giao chiến bằng những lực lượng với quy mô sư đoàn. Sau cuộc chiến năm 1968 Việt Cộng tiếp tục duy trì chiến tranh du kích và thế trận “chiến tranh nhân dân” của Võ Nguyên Giáp ở quy mô nhỏ hơn, chiến trường chính được thay thế bằng bộ đội chính quy.

Muốn đánh du kích cho thắng lợi cần bốn điều:

1. Phải có con đường chính trị đúng…

2. Phải dựa trên cơ sở quần chúng…

3. Phải có tổ chức vững chắc và nghiêm mật…

4. Phải có một lối đánh rất tài giỏi”

4 nguyên tắc đánh du kích:

1. Giữ quyền chủ động.

2. Hết sức nhanh chóng.

3. Bao giờ cũng giữ thế công.

4. Phải có kế hoạch thích hợp và chu đáo.

Đánh du kích cần chú ý đến bốn mưu mẹo lớn:

1. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, náo phía đông, đánh phía tây.

2. Tránh trận gay go, không chết sống giữ đất.

3. Hóa chỉnh vi linh (nghĩa là phân tán), hóa tinh vi chỉnh (nghĩa là tập trung).

4. Mình yên đánh quân thù động, mình khỏe đánh quân thù mệt.

Nét đặc sắc của chiến tranh du kích

Chiến tranh du kích là “cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc”. Theo Hồ Chí Minh, đó là “một cách chiến tranh của dân chúng dùng khí giới ít và kém chống với đế quốc có khí giới tốt và nhiều”.

Để tiến hành chiến tranh nhân dân, cần phải có lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện vũ trang quần chúng cách mạng và xây dựng quân đội nhân dân. Về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng, nên cần xây dựng lực lượng chủ lực. Tuy nhiên, chiến tranh nhân dân Việt Nam là của toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực phải có nhiệm vụ dìu dắt các đội vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành.

Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, khi quân đội đã phát triển, có khả năng tác chiến tập trung, nhưng Đảng và Hồ Chí Minh vẫn hết sức quan tâm chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích và nhấn mạnh vai trò của chiến tranh du kích: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”. “Làng nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích, thì nó thành một tấm lưới sắt, một thứ “thiên la địa võng” mà địch không tài nào thoát ra được”.

Chiến tranh du kích ở khắp nơi có tác dụng khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của quân xâm lược. Để tiến công quân sự, địch cần tập trung lực lượng, nhưng để giành đất, giữ dân, chúng buộc phải phân tán lực lượng trong những hệ thống đồn bốt dày đặc. Vì thế, càng mở rộng địa bàn chiếm đóng, lực lượng quân sự của đối phương càng bị dàn mỏng, khả năng tác chiến của địch cũng bị yếu đi. Đó lại là điều kiện thuận lợi để phát triển chiến tranh du kích. Phát triển chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng dân quân du kích đảm bảo có lực lượng tại chỗ rộng khắp, có khả năng giải quyết yêu cầu tác chiến tập trung và phân tán, chủ động đánh địch trong mọi lúc mọi nơi, kết hợp nhiều hình thức và qui mô tác chiến, thường xuyên chiến đấu giam chân, tiêu hao và chia cắt địch. Bằng hình thức chiến tranh du kích, mọi người Việt Nam yêu nước đều có thể tham gia đánh giặc.

Phát động toàn dân kháng chiến

Trong lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam không thể giành thắng lợi bằng một cuộc chiến tranh quy ước, không thể chỉ dựa vào lực lượng quân đội và dốc toàn lực vào một số trận sống mái với kẻ thù, mà phải tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào lực lượng của toàn dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt. Chiến tranh du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc xâm lược, là phương thức để phát động toàn dân tham gia chiến tranh, làm cho địch dù ở đâu cũng không thể an toàn. Đó là “một hình thái chiến đấu không thể đánh bại”.

Chiến tranh du kích là một phương thức để phát động toàn dân, mà chủ yếu là nông dân tham gia kháng chiến. Trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 – 1975), nông dân Việt Nam đã xây dựng buôn làng, thôn ấp chiến đấu, biến mỗi làng xã thành một pháo đài tiến công quân xâm lược, gắn nhà với nước, gắn giữ làng với giữ nước, phát huy cao độ truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, vùng giải phóng cũng như vùng tạm bị chiếm, nhân dân đã lợi dụng và cải tạo địa hình làng mạc, thôn ấp, dựng chướng ngại vật; “vừa đánh giặc vừa cày ruộng”, “vừa sản xuất vừa chiến đấu”, “vừa xây dựng vừa bảo vệ quê hương”. Để phát động chiến tranh du kích, Đảng và Hồ Chí Minh hết sức quan tâm công tác tổ chức và huấn luyện dân quân du kích từng làng. “Lấy dân quân du kích làng làm nền tảng; đồng thời phải kiện toàn các đội du kích thoát ly”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng không phát động chiến tranh quy ước, mà phát động chiến tranh nhân dân, huy động toàn dân tham gia đánh giặc. Đi đôi với việc giác ngộ, tổ chức nhân dân, phải có phương thức tiến hành chiến tranh thích hợp, làm cho quân xâm lược đụng vào đâu cũng gặp sức kháng chiến của toàn dân Việt Nam cầm vũ khí trong tay chống lại chúng, thà chết không chịu làm nô lệ.

Chiến tranh du kích sinh sôi, nảy nở giữa vùng địch chiếm đóng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tham gia kháng chiến. Đó chính là đặc điểm lớn nhất của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trung úy Rơ My (Jego Remy), một tù binh Pháp bị bắt ở Kẻ Sặt (Hải Dương) kể lại: “Ngay từ làng đầu tiên đi qua với quân đội Việt Nam, tôi thấy nhân dân tươi cười phấn khởi khi bộ đội đi qua. Tuy trận chiến vẫn tiếp diễn, nhưng trên đường đi, nhân dân ra khỏi nơi trú ẩn, nói chuyện, cổ vũ những người lính dẫn tôi đi… Buổi chiều trong một làng bị pháo binh bắn phá và ở làng bên còn bị cháy vì Napan, một nông dân già nói với tôi về cuộc kháng chiến, về chính sách khoan hồng. Ông làm tôi yên tâm về số phận của tôi. Ông nói về nhân dân Pháp, về Hăngri Máctanh. Ông chỉ cho tôi ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và kính cẩn nói về con người vĩ đại. Tôi sống 15 ngày ở tỉnh Hưng Yên cùng với nhân dân. Tôi đi qua các làng ban ngày, ban đêm. Hoạt động về đêm thật là tuyệt vời. Không cần giải thích, chỉ quan sát thôi, tôi đã tin rằng cuộc kháng chiến thực sự là của nhân dân, nó đáp ứng nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam” (Ky Thu: Refermer le passé douloureux, Édition Culturelles, Hanoi, 1995, p. 307).

(Tổng hợp)