Chụp ảnh kỷ yếu đẹp và những kinh nghiệm cần biết

1557

Mùa thu, sắp cuối năm, cũng là mùa kỷ yếu với các sinh viên sắp ra trường. Ai cũng muốn có những bức ảnh kỷ yếu được chụp thật đẹp và ý nghĩa.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết những kinh nghiệm hay về chụp ảnh kỷ yếu đẹp và nên chuẩn bị những gì trước khi đi chụp.

1. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐI CHỤP ẢNH KỶ YẾU

Trang phục đối với bạn nam thông thường là áo sơ mi, quần tây, có thể có vest, đối với bạn nữ là áo dài.

Các bạn nam có thêm cà vạt., thường là màu đen. Tốt nhất để đồng đều, tất cả các bạn nam đều có một loại cà vạt giống nhau thì sẽ đẹp nhất. Thường những studio lớn về chụp ảnh kỷ yếu đề sẽ có cà vạt cho các bạn mượn miễn phí.

Đối với các bạn nữ thường mặc áo dài, có thể là áo dài màu, có thể đen trắng, tùy các bạn lựa chọn. Nếu chưa có áo dài, các bạn nữ có thể đi thuê ở một số địa điểm như trên đường Kim Mã, Trần Đại Nghĩa… Vào ngày đó, các bạn nữ nhất thiết phải trang điểm một chút, tuy nhiên cũng không nên quá đậm, để lên hình vừa đẹp là được.

Cách trang điểm cho các bạn nữ sinh khi đi chụp ảnh kỷ yếu:

Bước 1: Kem lót

Lớp lót có tác dụng làm cho lớp make-up được mịn, đẹp, mướt, che lỗ chân lông và khô nẻ. Quan trọng là khi chụp ảnh trong thời tiết nắng hay mưa cũng không làm lớp makeup của bạn trôi đi mất.

Bước 2: Kem nền

Hãy sử dụng một lớp kem nền có độ che phủ cao. Dùng chổi tán kỹ, đều và mỏng là chìa khoá giúp lớp nền tự nhiên và lâu trôi nhất. Ngoài ra, bạn đừng quên tán kem nền vào phần cổ nữa nhé.

Bước 3: Che khuyết điểm

Chấm kem che khuyết điểm lên phần quầng thâm mắt để vừa che khuyết điểm, vừa tạo khối sáng cho khuôn mặt. Sau đó, sử dụng một chiếc chổi nhỏ hơn để che các khuyết điểm như sẹo, mụn. vết thâm quanh vùng mũi và quanh miệng.

Bước 4: Phấn phủ

Sử dụng phấn phủ để khoá tất cả lớp nền vào chỗ của chúng là xong.

Bước 5: Trang điểm mắt

Kem lót mắt: Kem lót có tác dụng giúp cho màu mắt lâu trôi và lên màu chuẩn nhất.

Đánh phấn mắt: Dùng màu trắng ngọc trai phủ vào phần trong mắt. Tiếp đến là màu vàng tán vào 2/3 phía sau mắt. Chọn màu nâu sẫm hoặc đen để tán vào hình chữ V ở đuôi mắt.

Cuối cùng, nhấn thêm một chút màu vàng sáng ở phía trong đầu mắt mi dưới cho đôi mắt thêm quyến rũ.

Bước 6: Kẻ lông mày

Dùng chì kẻ mày định hình hình dạng lông mày rồi nối các điểm vào với nhau cho đôi lông mày sắc nét. Bạn có thể kẻ đậm hơn một chút để lên hình cho đẹp.

Dùng luôn bút chì này để gẩy nhẹ lên sống mũi tạo cho sống mũi cao, thon gọn và sắc nét hơn.

Bước 7: Kẹp mi và chuốt mascara

Đừng quên tạo cho mình đôi mi cong vút để đôi mắt của bạn thêm long lanh nhé.

Bước 8: Kẻ mắt nước

Nếu bạn muốn có một đôi mắt đen huyền bí, sắc sảo thì đừng quên kẻ một đường ở viền mắt trên.

Bước 9: Đánh má hồng

Phấn mắt màu trung tính nên bạn có thể chọn phấn má màu cam hoặc hồng. Mùa thu này, hãy trang điểm theo gam màu cam.

Bước 10: Tạo khối cho khuôn mặt

Tạo khối tối hai bên khuôn mặt để giúp khuôn mặt bạn thon gọn hơn. Tán phấn shading vào hai gò má dưới, hai hóp trán và dưới xương quai hàm.

Bước 11: Gắn mi giả

Để lên hình thì bạn đừng quên loại ‘vũ khí’ này. Đôi mắt bạn sẽ sâu hun hút và long lanh hơn dưới hàng mi cong đấy.

Bước 12: Tô son

Nếu đánh má hồng màu cam, bạn hãy chọn son màu cam. Còn nếu là màu má hồng, bạn có thể chọn son màu đỏ nhẹ.

Những đồ dùng các bạn cần mang theo khi đi chụp ảnh:

o Khăn tay

o Nước (rất nhiều nước)

o Hoa tươi

o Điện thoại

o Ô hoặc mũ gì đó để che nắng khi di chuyển trong khu vực chụp

o Khi chụp ở Văn Miếu và Hoàng Thành, các bạn nhớ mang theo thẻ sinh viên để được giảm giá.

2. THỜI GIAN CHỤP ẢNH KỶ YẾU TRONG NGÀY

Thời gian chụp ảnh kỷ yếu thường vào các tháng 9,10,11,12 tháng 2,3,4. Thời gian trong ngày thường bắt đầu lúc 8h tới 16h hoặc 17h. Để tránh nắng nóng, các bạn có thể bắt đầu chụp sớm hơn để có thời gian nghỉ trưa dài.

Mùa thu nắng đẹp nhưng ngoài trời vẫn nóng, ko nên “phơi nắng” lâu. Nên ra sớm và về muộn chút để đón nắng chếch vừa đẹp vừa đỡ nóng. Mùa đông trời tắt nắng là lạnh rất nhanh nên cần đi muộn về sớm để đảm bảo sức khỏe.

3. ĐỊA ĐIỂM CHỤP ẢNH KỶ YẾU

Chụp ảnh kỷ yếu thường chụp từ 2-3 địa điểm. Trong đó 1 địa điểm thường là trường mình. 2 địa điểm còn lại thường là Văn Miếu và Hoàng Thành. 2 địa điểm này có không gian rộng, các lớp có thể thoải mái tạo hình để chụp. Đôi khi các lớp cũng chọn những địa điểm khác như Công viên Thống Nhất, Công viên Bách Thảo, kết hợp vừa đi chụp ảnh vừa đi chơi.

Gần đây thì các bạn hay chọn thời gian chụp như sau:

Sáng:
7h30-10h: chụp tại trường lớp.

10h30-12h: chụp tại Văn Miếu, hoàng thành Thăng Long.

Chiều:
1h: chụp tại công viên Yên Sở hoặc các công viên khác như Bách Thảo, Bảo tàng Dân tộc học…

4. TẠO HÌNH KHI CHỤP ẢNH KỶ YẾU

Các bạn có thể xếp thành hình trái tim, tên lớp, biểu tượng ngành… Đối với một số studio chuyên chụp ảnh kỷ yếu, sẽ có stylist giúp các bạn tạo hình để có được như kiểu hình độc đáo nhất.

Đã là một bộ ảnh kỷ yếu thì nên có bắt buộc các ảnh sau:

· Tập thể lớp đông đủ, trong đó có 1 tấm nam có mặc vest, 1 tấm không (nếu có vest), chụp tại 2-3 nơi như trước tảng đá logo trường ở sân nhà A, ở bậc thang ở sảnh nhà A, hay ở Văn Miếu etc. mục đích là về thấy tấm nào (mặc hay không mặc vest) đẹp hơn thì chọn.

· Tập thể nam hoặc nữ, chụp cùng với các thầy cô trong khoa.

– Ảnh cá nhân mỗi người tối thiểu 1 tấm tại các địa điểm chụp

· Các ảnh nhóm, đôi/cặp tùy ý…

1 vài bộ ảnh kỷ yếu đẹp và đúng kiểu:

5. CHỌN PHOTOGRAPHER

Hiện nay có rất nhiều tay máy freelance nhận chụp ảnh với giá rất rẻ, tuy nhiên các bạn phải hết sức cân nhắc trước khi lựa chọn. Bởi là dịch vụ tự phát nên tính chuyên nghiệp không cao, thiết bị máy móc hạn chế cũng như chất lượng ảnh chưa được khẳng định.

Nếu như các bạn lựa chọn những studio chụp ảnh kỷ yếu chuyên nghiệp thì các bạn sẽ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ cũng như thời gian và các chế độ chăm sóc khách hàng.

6. CÁC LƯU Ý SAU KHI CHỤP ẢNH KỶ YẾU

Sau khi chụp ảnh xong các bạn copy lại toàn bộ ảnh gốc, sau đó lựa chọn ảnh để photoshop và rửa ảnh.

– Không nên post facebook rồi tag vào, sau đó khi cần ảnh lại lên facebook để save as đâu nhé. Ảnh sau khi đã up lên facebook thì chất lượng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Sau này cần in ấn hay làm gì là lại xin tán loạn lên.

– File ảnh gốc thường có dung lượng lớn nên bạn có thể mang USB tầm 8Gb để coppy ảnh, nhưng cho tiện và nhanh có thể yêu cầu bên chụp nén rar lại và upload lên đâu đó để mình download cũng được.

– Mọi cá nhân sau khi chụp xong nên xin bạn phụ trách ảnh của mình để tự lưu trữ. Dù gì sau này cần ảnh mình cũng ko phải nhờ vả ai.

– Chớ coi thường ảnh kỷ yếu để chơi chơi lưu niệm. Nó sẽ được dùng khi đi làm lúc cần add vào profile, vào các loại sổ sách hay đơn thuần để giải trí ở các công ty, hoặc để làm profile trên website, online portfolio. Vì vậy cái ảnh cá nhân mỗi người phải chụp thật tử tế, nghiêm túc.

– Sau khi lấy ảnh mình về, in ra và lồng khung nhỏ nhỏ đặt trên bàn làm việc, tự thưởng cho việc đã đi qua 4 năm đẹp đẽ nhất của tuổi trẻ ^_^! .

Để có một bộ ảnh kỷ yếu đẹp và chất lượng không hề khó. Cái chính vẫn là tinh thần đoàn kết của lớp, phối hợp với ekip chụp hình tốt sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của các bạn. Và cuối cùng, chúc các bạn có một bộ ảnh thật đẹp trước khi ra trường.

(Sưu tầm)