Công dụng của sữa đậu nành là có thể đem tới những lợi ích không ngờ dành cho phái đẹp. Hãy cùng khám phá tác dụng của thức uống mát lành cho mùa hè này để sở hữu vẻ đẹp toàn diện nhất.
1 số công dụng của sữa đậu nành
Sữa đậu nành có tác dụng Chống lão hóa
Sữa đậu nành chứa một lượng không nhỏ chất Genistein giúp kéo dài quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Mỗi tễ bào đều có một tuổi thọ nhất định, đặc biệt là tế bào trên làn da của bạn. Việc uống sữa điều độ sẽ đem tới làn da trắng và tươi trẻ cho các chị em.
Sữa đậu nành giúp bạn chống loãng xương
Các chị em vào tuổi tiền mãn kinh rất dễ lâm vào tình trạng loãng xương do bị giảm nồng độ estrogen trong máu và thiếu hụt can-xi. Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng protein đậu nành giúp xương chắc khỏe, tránh tình trạng loãng xương và giảm tỷ lệ gãy xương.
Sữa đậu nành làm Giảm mỡ bụng
Mỡ thừa tại bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tin, tiểu đường và thừa cân. Các nghiên cứu cho thấy việc uống một ly sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt lượng mỡ thừa nguy hiểm này. Sau 3 tháng kiên trì uống sữa,
chắc chắn bạn sẽ nhận thấy tác dụng của chúng lên vùng bụng.
Uống sữa đậu nành giúp bạn chống ung thư
Ung thư đã và đang trở thành mối lo sợ của các chị em phụ nữ. Để phòng chống các bệnh ung thư dễ mắc phải như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, bạn nên uống sữa đậu nành thường xuyên. Protease
Bowman- Birk có trông chất đạm của đậu nành có thể ức chế sự khởi phát của các tế bào ung thư.
Cải thiện vòng một 1 cách đáng kể
Công dụng của Sữa đậu nành quả thực là cứu tinh cho các cô nàng sở hữu vòng một “khiêm tốn”. Vòng một không phát triển là do sự thiếu hụt estrogen. Đậu nành chứa một lượng lớn estrogen nên chúng có công dụng rất lớn trong việc kích thích phát triển vòng một.
Làm đẹp cho tóc
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tóc là protein. Không thể phủ nhận, đậu nành chứa lượng protein rất lớn và bổ dưỡng. Chính vì vậy, uống sữa đậu nành mỗi ngày sẽ giúp mái tóc chắc khỏe hơn. Đặc biệt, chúng sẽ giúp tóc mỏng và thưa trở nên dày dặn, óng ả hơn.
Trắng da
Phụ nữ Nhật đã dùng loại sữa này để thoa lên những vùng da sậm màu để làm sáng da. Bạn hãy thoa sữa lên mặt và mát-xa trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Phương pháp này giúp cung cấp độ ẩm và làm da sáng nhanh chóng.
Ai cũng biết rằng, từ những hạt đậu nành, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon: Những miếng đậu hũ dùng để chiên, nấu; những chén tàu hũ nấu với gừng và đường thơm ngon, những ly sữa đậu nành mát lạnh…
Ai cũng biết đến giá trị dinh dưỡng của đậu nành, nhưng không phải trong chúng ta, ai cũng hiểu hết giá trị phòng chống bệnh tật của nó. Mặc dù nhiều khía cạnh có ích cho sức khỏe của đậu nành hiện tại chưa được nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu lợi ích của đậu nành lên các bệnh mãn tính ở phụ nữ.
Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc tìm những chất trong đậu nành có ảnh hưởng tốt lên các bệnh lý tim mạch, một số loại ung thư, loãng xương, các triệu chứng của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
BỆNH TIM MẠCH
Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ, chiếm 40% số tử vong ở phụ nữ mọi lứa tuổi; và trên 45% tử vong ở phụ nữ trên 65 tuổi.
Người ta cũng nhận thấy thói quen sống của người Tây phương khác với người Đông phương, ví dụ như: Đậu nành là thức ăn quen thuộc củangười Nhật Bản, nhưng lại ít được dùng ở người Tây phương. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nghiên cứu về những tác động của các chất trong đậu nành có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một trong những lãnh vực được nghiên cứu nhiều nhất là ảnh hưởng của đậu nành lên mức cholesterol trong máu.
Tại sao phải lo lắng về cholesterol trong máu?
Cholesterol có nhiều loại (cholesterol tốt, cholesterol xấu…) Trong đó cholesterol xấu nếu tăng cao sẽ có nguy cơ gây bệnh tim mạch, nó làm tăng quá trình xơ vữa động mạch. Cholesterol xấu gây nguy hại cho cơ thể thông qua quá trình hóa học gọi là oxy hóa.
Đây cũng là lý do có nhiều nghiên cứu quan tâm đến các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa hoặc làm giảm quá trình oxy hóa đó. Ngoài ra, có loại cholesterol tốt, làm ngăn ngừa quá trình xơ vữa mạch máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Hầu hết những nghiên cứu về đậu nành đều tập trung vào tác dụng giảm mức cholesterol trong máu, hoặc vai trò như một chất chống oxy hóa của nó. Những kết quả nghiên cứu này đã báo cho thấy nếu dùng protein đậu nành thay thế cho protein động vật thì sẽ làm giảm được cholesterol xấu trong máu.
Cholesterol và isoflavones…Hoặc những gì khác trong đậu nành
Nhiều quan tâm nghiên cứu hiện nay tập trung vào những hợp chất tự nhiên Isoflavone trong đậu nành (gồm genistein, daidzein, và glucitein). Họ thấy rằng nếu dùng đậu nành còn nguyên Isoflavone tự nhiên thì khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu cao hơn là dùng đậu nành đã bị lấy đi chất Isoflavone.
Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây (Nestel 1997) đã cho các phụ nữ mãn kinh dùng viên thuốc Isoflavone nguyên chất thì lại không làm hạ được cholesterol trong máu. Điều này đặt ra vấn đề là có thể có một chất nào đó đi kèm với Isoflavone trong đậu nành nên mới làm cho Isoflavone trong đậu nành có tác dụng như vậy.
Đậu nành có tác dụng như một chất chống oxy hóa không?
Genistein, một Isoflavone có nhiều nhất trong đậu nành đã cho thấy có tác động như một chất chống oxy hóa, giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Sự phát triển mảng xơ vữa phụ thuộc vào sự phát triển nhanh của các tế bào cơ trơn thành động mạch, Isoflavone, đặc biệt là genistein có tác động ức chế quá trình này, đây là quá trình cơ bản trong sự xơ hóa vữa mạch máu.
Isoflavones và đáp ứng của động mạch
Động mạch bình thường sẽ giãn nở dưới tác động của Acetylcholin. Tuy nhiên những động mạch bị xơ vữa thì sẽ bị tác động ngược lại (co lại) dưới tác động của Acetylcholin. Những nhà nghiên cứu đã cho khỉ cái bị xơ vữa động mạch, được nuôi dưỡng bằng chế độ protein đậu nành có Isoflavone, sau đó họ thấy rằng động mạch bị xơ vữa của khỉ cái nay lại giãn nở ra dưới tác động của Acetylcholin.
Như vậy sự hoạt động của động mạch bị xơ vữa lại đi theo chiều hướng của sinh lý bình thường. Tuy nhiên sự thay đổi tốt này chỉ thấy rõ ở khỉ cái, mà không thấy rõ ràng ở khỉ đực. Có lẽ vì vậy mà các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra tiêu đề “Đậu nành và sức khỏe phụ nữ”.
Để kết luận, dù còn nhiều điều chưa biết rõ về đậu nành, nhưng các nhà nghiên cứu khuyên nếu không dị ứng với đậu nành, thì nên dùng mỗi ngày tối thiểu 25g protein đậu nành (chứa Isoflavone tự nhiên) là một trong những cách hạ thấp nguy cơ bệnh tim mạch.
Nhiều cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy Genistein trong đậu nành có thể có tác dụng như một chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào và chất ức chế Protease Bowman-Birk trong Protein đậu nành cũng có thể ức chế sự khởi phát ung thư. Chất Daidzein trong Protein đậu nành, nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, để phá hủy những chất có hại cho cơ thể, do đó có tác động lên việc giảm nguy cơ bị ung thư.
Tác động lên việc đáp ứng với Stress
Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều có một tuổi thọ nhất định. Khi cơ thể bị Stress, những tế bào liên quan có khả năng tạo ra những chất đặc hiệu, có tác dụng bảo vệ chúng thoát khỏi sự kiểm soát của sự lão hóa, và sự chết đi của tế bào. Chất Genistein trong đậu nành đã giúp tạo ra các đáp ứng với Stress kiểu này trong tế bào.
Tác động chống phát triển mạch máu
Các bướu cần có sự cung cấp máu tốt để phát triển và có thể di căn khắp cơ thể. Nếu thiếu sự tân sinh mạch máu thì các bướu sẽ teo lại. ChấtGenistein trong đậu nành có thể ức chế cả sự tân sinh mạch máu và những tế bào nội mô mạch máu.
Để kết luận, ung thư là một bệnh lý phức tạp, gồm nhiều giai đoạn xảy ra trước khi một khối bướu có thể phát triển và lan rộng. Ngày càng có nhiều nghiên cứu tìm xem bằng cách nào mà đậu nành và những Isoflavones, hoặc những thành phần nào khác của đậu nành có thể can thiệp vào các giai đoạn này, làm ngăn ngừa và giới hạn sự phát triển của ung thư. Qua nghiên cứu, người ta thấy Genistein có thể có tác động lên cả tế bào ung thư vú phụ thuộc nội tiết cũng như các tế bào ung thư không phụ thuộc nội tiết.
TÁC ĐỘNG LÊN HỆ XƯƠNG
Tình trạng loãng xương ở phụ nữ gấp 4 lần đàn ông, do liên quan đến nồng độ Estrogen trong máu giảm xuống sau khi hết kinh nguyệt, do kiêng ăn uống để giữ dáng cho đẹp, nên dễ đưa đến gãy xương và tàn phế. Một trong những phương pháp được chấp nhận để giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là dùng Estrogen thay thế, nhưng phương pháp dùng nội tiết thay thế này đòi hỏi phải được khám xét sức khỏe kỹ lưỡng, bởi vì không phải ai, không phải với tình trạng sức khỏe nào cũng sử dụng nội tiết được. Do đó sự quan tâm lớn là tìm ra một phương pháp khác để duy trì sức khỏe của xương cho đại đa số phụ nữ mãn kinh.
Xương muốn chắc khỏe phải nhờ Calcium, nhưng điều quan trọng không phải là lượng Calcium đưa vào cơ thể, mà là cơ thể có giữ được Calcium lại đủ để làm cho xương chắc khỏe không? Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng những phụ nữ dùng nhiều đạm động vật sẽ gâymất Calcium qua nước tiểu, do đó sẽ có nguy cơ gãy xương nhiều hơn là những phụ nữ dùng Protein thực vật.
Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành, đặc biệt là Isoflavones có thể có tác động tốt lên đậm độ khoáng trong xương ở những phụ nữ mãn kinh mà không dùng Ostrogen thay thế. Khi tuổi thọ phụ nữ ngày càng cao thì 1/3 thời gian sống là nằm trong tuổi mãn kinh, nên vấn đề bảo vệ đậm độ khoáng cho xương là rất quan trọng, tránh được tình trạng loãng xương, đưa đến giảm tỷ lệ gãy xương.
ĐẬU NÀNH VÀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG MÃN KINH
Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường hay than phiền về những triệu chứng khó chịu như: đau nhức, cứng khớp, mệt mỏi, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, nóng bừng mặt, đổ mồ hôi ban đêm, lạnh, bứt rứt khó chịu, rối loạn tiêu hóa…
Qua so sánh triệu chứng thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ 3 nước Nhật, Mỹ và Canada, người ta thấy rằng phụ nữ Nhật có tỉ lệ các triệu chứng khó chịu thấp nhất. Phải chăng do ở Nhật, đậu nành là thức ăn được dùng phổ biến?
Nghiên cứu cho thấy rằng dùng Protein đậu nành có Isoflavones 2 lần/ngày sẽ cải thiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Dùng đậu nành có Isoflavones hoặc Casein sẽ làm giảm tỉ lệ triệu chứng đỏ bừng mặt ở phụ nữ mãn kinh.
Tóm lại: Hiệu quả của đậu nành trên các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh bước đầu cho thấy kết quả tốt. Tuổi thọ phụ nữ ngày càng tăng (65 tuổi vào năm 1940, tăng lên 79,1 tuổi vào năm 1996) thì làm sao để sống khỏe mạnh, giảm bớt được nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư và các triệu chứng thời kỳ mãn kinh là vấn đề quan trọng.
Việc sử dụng đậu nành trong khẩu phần ăn của phụ nữ Á Đông từ hàng ngàn năm nay rõ ràng đã không thấy có một tác hại nào, nếu chưa muốn nói là cơ hội có lợi: Vì vậy khuyến khích dùng đậu nành trong khẩu phần ăn hàng ngày là hoàn toàn nên làm.
Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành sẽ rất có lợi cho sức khoẻ bởi sữa giàu dinh dưỡng, thơm ngon, tính lành, vị ngọt. Tuy nhiên, khi uống sữa đậu nành cần chú ý…
Thứ nhất: Không nên đun ở nhiệt độ quá cao.
Đậu nành có chứa chất dung môi khống chế protein tuyến tuỵ, đun sữa đậu ở nhiệt độ 100độC trở lên khi uống gây khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Thứ hai: Không nên uống quá nhiều.
Người lớn mỗi lần uống không quá 500g, trẻ em uống ít hơn. Uống quá nhiều, protein trong đậu nành sẽ gây khó tiêu, chướng bụng.
Thứ ba: Không uống sữa đậu nành cùng với trứng gà.
Chất kết dính trong lòng trắng trứng gà sẽ dễ kết hợp với dung môi protein trong sữa đậu nành sinh ra chất cơ thể khó hấp thu, làm giảm dinh dưỡng.
Thứ tư: Không pha sữa đậu nành với đường đen.
Axit hữu cơ trong đường đen sẽ kết hợp với protein trong sữa đậu nành gây lắng cặn. Đường kính trắng không có loại axit hữu cơ này.
Thứ năm: Không bảo quản sữa đậu nành bằng phích.
Giữ sữa đậu nành trong phích, vi khuẩn rất dễ sinh sôi nảy nở. Tốt nhất nên giữ trong tủ lạnh. Sữa đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và nguy cơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Nhưng ngược lại, tác dụng phụ của sữa đậu nành với sức khỏe cũng khá nhiều. Sữa đậu nành là sản phẩm sữa kết hợp với đậu nành.
Chất lượng của sữa đậu nành không giống với sữa bò, vậy nên được coi là sản phẩm sữa không thể thiếu của những người không thể tiêu hóa được sữa bò. Trong thời gian gần đây, sữa đậu nành trở nên phổ biến vì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không phải là không có tác dụng phụ. Đậu nành không chứa các chất dinh dưỡng giống như sữa bò trừ khi đó là sản phẩm được tăng cường.
Không ai là không biết sữa đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và nguy cơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Sữa đậu nành có chứa hàm lượng phytoestrogens cao. Các hợp chất này được coi là có cấu trúc tương
tự như estrogen. Theo một nghiên cứu của một tiến sĩ về dịch tế học, thực hiện trong năm 2010 tại trường Đại học tại Buffalo thì isoflavones trong đậu nành có thể làm cho các estrogen và hormone yếu đi, tức là có hiệu ứng chống estrogen. Kết quả là, isoflavones có trong đậu nành có thể ức chế ung thư liên quan đến hormone như ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, mặt trái của sữa đậu nành đối với sức khỏe con người lại khá nhiều. Bệnh tim mạch và đột quỵ Isoflavones được tìm thấy trong sữa đậu nành gây ra ức chế tập tiểu cầu hoặc vón cục dẫn tới ức chế sự đông máu. Một cục máu đông có thể chặn dòng chảy của máu đi qua các động mạch khiến tắc nghẽn ở động mạch vành hay não, kết quả dẫn tới cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Suy tuyến giáp Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp (đây là loại enzyme thuộc nhóm enzyme khử oxy).
Tuyến giáp cần có Iốt để sản xuất hormone tuyến giáp. Iốt sẽ không thể vào tuyến giáp mà không được enzyme peroxidase tuyến giáp ôxi hóa. Đậu tương chính là nguyên nhân của quá trình này, vì nó làm giảm lượng hormone tuyến giáp. Bệnh nhân có hàm lượng hoóc môn tuyến giáp thấp thường bị mệt mỏi, thờ ơ, rụng tóc, trí nhớ kém và bị bệnh bướu cổ.
Bệnh Gout
Những người bị bệnh gout được khuyên là nên tránh sữa đậu nành bởi vì nó có chứa một lượng purin vừa phải – đây là thành phần tự nhiên có trong các mô cơ thể và một số loại thực phẩm. Purin được chia thành acid uric có
thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây ra bệnh gút.
Nhầm lẫn về canxi
Sữa bò là nguồn chứa canxi cao, nhưng sữa đậu nành thì không, trừ khi loại sữa đậu nành đó là sữa đậu nành tăng cường canxi. Vì vậy, hãy đọc nhãn cẩn thận khi mua hàng để đảm bảo rằng sản phẩm đó có bổ sung canxi, hoặc nếu không thì cần có biện pháp bổ sung canxi thích hợp khác.
Ngay cả khi sữa đậu nành có chứa canxi bổ sung, thì phytates – một loại men tiêu hóa trong đậu nành cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi, vì vậy bạn chỉ có khoảng 75% của canxi bổ sung.
Dị ứng
Trong khi các bậc cha mẹ thường chọn sữa đậu nành để tránh dị ứng sữa cho con thì có tới 30-50% trẻ em bị dị ứng với công thức sữa bò cũng dị ứng với công thức sữa đậu nành. Trẻ lớn hơn cũng có tỷ lệ dị ứng với sữa đậu nành lên tới 10-14%. Vì vậy, hãy cân nhắc kĩ trước khi dùng sữa đậu nành làm thức uống dinh dưỡng thay thế sữa bò cho con.
Cách làm sữa đậu nành
Sữa đậu nành nóng không dùng chất bảo quản rất tốt cho sức khỏe. Muốn tự làm được sữa ngon lâu hỏng, điều quan trọng là cần phải ngâm và đun chín đúng cách.
Sữa đậu nành là đồ uống có nhiều chất thích hợp cho cả mùa đông lẫn mùa hè, nhưng lại không để được lâu. Các hàng rong thường đựng sữa đậu nành trong thùng nhựa và giữ nóng sữa tới khi đong cho khách. Tuy nhiên, do sản xuất không đảm bảo vệ sinh, sữa đậu nành hay nhiễm khuẩn. Sữa đậu nành đóng hộp thì được pha hương liệu thơm giống đậu nành, chất bảo quản (E451, 407, 460, 466, 500ii, 471…) và tiệt trùng, nhưng nhược điểm là uống nguội không ngon. Một số kinh nghiệm sau sẽ giúp làm được sữa đậu nành tại nhà ngon, đảm bảo.
Mua và bảo quản hạt đậu nành
Hạt đậu nành có nhiều chất nên cần bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, các cửa hàng ngoài chợ và siêu thị thường chỉ để trong chậu nhựa hoặc đóng túi nilon. Người tiêu dùng mua về lại bảo quản sơ sài, hạt đậu nành tiếp xúc với không khí một thời gian bị hơi nước xâm nhập làm biến chất, hạt đậu hút ẩm càng nhiều càng cứng.
Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất. Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, có giấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.
Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành
Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Theo kinh nghiệm, người ta xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến. Cụ thể là dùng máy bơm sục nước từ dưới đáy bồn suốt thời gian ngâm để bọt và nước chua tràn ra ngoài mà không ngấm vào trong hạt. Kỹ thuật này giúp đậu nành luôn được ngâm trong môi trường nước có độ chua thấp.
– Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.
– Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt. Điều này giúp nước ngâm loãng hơn, nồng độ chua giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng.
Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
– Ngâm xong, gạn nước ngâm đi, tiếp tục xả mạnh để bọt ra hết rồi mới bóp vỏ. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào thịt của hạt đậu nành.
– Nếu hàng ngày làm, bạn nên ngâm lượng đậu nành cho 3-4 mẻ. Phần đậu ngâm bóp vỏ chưa dùng nên cho xấp nước, đặt trong ngăn mát tủ lạnh, dùng hết trong 2 ngày. Mỗi lần mang ra dùng cần thay nước, xả kỹ bọt rồi mới bắt đầu xay. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian.
Xay và đun chín sữa
Cho hạt đậu nành ngâm đã bóp vỏ vào máy xay sinh tố, châm từ từ 200ml, vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Châm nước từ từ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Tiếp theo là đổ đậu nành đã xay mịn vào một nồi to và hòa với 1100ml nước còn lại.
Dùng vải lọc lấy phần nước đậu, bỏ phần bã đi. Cho nước đậu vào nồi và đun nhỏ lửa trên bếp, sau 20-25 phút nước đậu chín là có thể uống nóng.
Nhiều gia đình chọn mua loại máy làm sữa đậu nành sản xuất tại Hàn Quốc, có thể xay mịn để uống ngay không phải lọc, máy còn làm được đậu phụ và tào phớ rất ngon.
Chú ý:
Khi đun sữa, nên đặt một tấm sắt trên lửa rồi đặt nồi đậu nành trên tấm sắt. Vặn thật nhỏ lửa. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ. Cách này giúp nước đậu chín mà không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra, hớt sạch bọt rồi lại bắc lên đun tiếp 2-3 lần.
Nguyên liệu phụ nên cho vào lúc đun nước đậu. Có thể dùng 5-10 hạt lạc nhân bóc vỏ với 3-5 thìa vừng đen (mè đen), sữa đậu nành làm ra có vị ngậy và nhiều dinh dưỡng hơn. Hoặc cho thêm vào vài cọng lá dứa, sữa đậu nành sẽ có vị thơm ngon đặc biệt.
Công thức tham khảo làm sữa đậu nành ngon
Hạt đậu nành 120-130g, nước lã 1300ml, lạc nhân 5-10 hạt, vừng đen 20-30g hoặc lá dứa 3-4 cọng. Mới đầu hè đến nhưng con gái 3 tuổi nhà mình lại đã rất háo uống sữa đậu nành rồi.
Vì chiều con và thấy sữa đậu nành cũng tốt cho sức khỏe của con nữa nên hầu như mình rất chăm chỉ vác ca nhựa xuống mua sữa đậu nành của một bà cụ trong ngõ gần nhà. Được cái, hàng bán sữa đậu nành này của bà cụ làm rất ngon. Con gái mình uống sữa đậu nành cũng nghiện luôn từ hơn 1 tháng nay.
Vì thấy ngày nào cũng vác âu nước xuống mua sữa đậu nành của bà cụ, ông xã nhà mình đề xuất rằng: Sao em không tự tập làm sữa đậu nành cho cả nhà uống? Như thế vừa rẻ, vừa chất lượng và thơm ngon. Tiện lợi cả đôi đằng lại rất đảm bảo trong hè này nữa.
Mình thấy ý kiến của ông xã rất hay ho nên cũng muốn tự sữa đậu nành để uống cho ngon, bổ, rẻ lại được uống thoải mái. Và cũng đã hơn 3, 4 lần mình xuống lân la hỏi bà cụ về cách tự làm sữa đậu nành nhưng dù được bà cụ chỉ bảo khá tận tình mình vẫn không thể làm được nước đậu nành ngon như của bà cụ được.
Cách đây 2 tuần, sau bao nhiêu ngày kêu la với bà ngoại về việc dành thời gian hướng dẫn mình làm sữa đậu nành thì bà ngoại mới nhất định chịu từ quê ra đây chơi. Và từ đây, bí quyết làm sữa đậu nành ngon của mình mới nâng cao tay nghề vì được mục sở thị tường tận các bước.
Để làm sữa đậu nành ngon, trước khi đi ngủ phải ngâm đậu tương bằng nước ấm, chỉ cần 1 lon là đủ 4 người ăn nhé.
Chú ý để hạt tương nở hết khi ngâm, phải ngâm đủ 6 tiếng Khi đậu tương được ngâm qua đêm, sáng hôm sau thức dậy, hạt đậu sẽ nở ra rất nhiều và đã tróc hết lớ vỏ bên ngoài. Lúc này chỉ cần chà xát qua là lớp vỏ bên ngoài hạt đậu sẽ sạch bong.
Bây giờ mới bắt đầu cho những hạt đậu tương vừa xát kỹ vỏ bên ngoài vào máy xay sinh tố để xay cùng nước lọc ấm. Tốt nhất là bạn nên lọc nước đậu tương với một chiếc túi vải sạch sẽ, như vậy nước đậu sẽ sánh và thơm hơn nhiều.
Sau khi lọc nước đậu tương xong, vì mình hảo ngọt và cho con gái dễ uống nên cũng cho thêm ít đường đun sôi. Cứ như thế, mình vớt váng đậu, để nguội rồi cho vào tủ lạnh.
Bà ngoại cũng bảo thêm rằng, nếu muốn nước sữa đậu nành thơm và ngậy hơn, khi xay đậu nành có thể cho thêm một nắm lạc rang đã xát vỏ vào xay nhuyễn cùng. Sau đó, cũng lọc nước đậu nành với một chiếc túi vải xô và đun nước đậu nành đã lọc nhỏ lửa cho đến sôi nhé.
Một công đoạn cuối cùng tuy đơn giản nhưng mẹ cũng nhắc mình không được quên là phải nhớ cho thêm một vài lá dứa vào nước đậu nành khi đun sôi lại cho thơm nhé! Như vậy, cốc sữa đậu nành tự làm
sẽ thơm và ngon khỏi chê luôn.
Giờ thì chẳng cần bà ngoại hướng dẫn nữa rồi, mình đã tự biết cách làm sữa đậu nành thơm ngon chẳng kém gì lúc trước đi mua của bà cụ gần nhà. Thậm chí con gái nhỏ và ông xã nhà mình mỗi lần uống còn khen mình khéo tay ngất trời luôn. Thật là tự hào quá đi mất!
Chúc các bạn sẽ thành công với món sữa đậu nành này nhé!
Sữa đậu nành tự tay mình làm thơm ngon hơn, uống rất thích và nhất là yên tâm không sợ mất vệ sinh. Xin chia sẻ với các bạn cách làm sữa đậu nành đơn giản của mình nhé.
Nguyên liệu làm sữa đậu nành
- 0,5kg đỗ tương khô
- 1 cái chậu để ngâm đỗ
- Cần 1 cái nồi lớn để nấu sữa
- 1 cái khăn xô để lọc sữa
- Máy xay sinh tố
Cách làm sữa đậu nành
Đỗ ngâm nở, thời gian thường khoảng 1 ngày hoặc 10 tiếng.
Đỗ sau khi nở, mềm, đãi sạch sẽ rồi cho vào máy sinh tố chung với nửa lít nước xay nhuyễn
Đổ hỗn hợp này vào nồi lớn, đun vừa lửa để không bị trào, khuấy đều tay đến khi sôi nhẹ khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Dùng cái khăn xô lọc cái bã đỗ đi, thành phẩm thu được chính là sữa đậu nành.
Nửa cân đỗ thu được gần 2 lít sữa khá đặc và ngậy béo. Muốn sữa thơm ngon hơn, có thể đun lại 1 lần nữa với lá thơm, lá nếp. Mình đơn giản, uống luôn thế này hoặc thả chút đường. 1 cốc nữa đậy kín mang đi nhâm nhi buổi sáng ở văn phòng.
(Sưu tầm)