Để ngăn chặn tình trạng các tổ chức mua bán hóa đơn bất hợp pháp; tăng cường kiểm soát; kịp thời phát hiện sai phạm về thuế đặc biệt là lĩnh vực mua bán hóa đơn trái phép. Tổng cục Thuế đã có nhiều văn bản tăng cường kiểm tra nhưng việc triển khai ở các địa phương còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả.
Do đó, Tổng cục Thuế yêu cầu các đơn vị tổ chức nhận dạng các các doanh nghiệp có khả năng in, phát hành, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Giải phóng phòng ngừa sử dụng bất hợp pháp hoá đơn
(1) Tăng cường công tác kiểm soát về quy định trách nhiệm đối với bộ phận thu mua, khuyến khích nên mua HH, DV tại DN có địa chỉ rõ ràng (có kiểm tra địa chỉ thực tế) và nhận hóa đơn ngay sau khai bên bán cung cấp HH, DV đúng với mặt hàng, số lượng và giá tiền thực tế đã mua HH, DV; từ đó bên mua có điều kiện kiểm soát hóa đơn đầu vào có kèm theo HH, DV do bên xuất hóa đơn cung cấp hay không (có thật).
(2) Hạn chế việc mua hàng của CN mà theo đó việc giao hàng và giao hóa đơn, giao HĐ tại địa chỉ bên mua hoặc tại địa chỉ theo thỏa thuận mà bên mua hoàn toàn không kiểm tra địa chỉ kinh doanh thực tế của bên xuất hóa đơn, năng lực kinh doanh của bên xuất hóa đơn, không kiểm tra CN bán hàng có phải là người của DN xuất hóa đơn hay không; bên mua khó có điều kiện kiểm soát các hóa đơn do CN bán hàng giao có kèm theo HH,DV do bên xuất hóa đơn cung cấp hay không.
(3) Không nên thực thiện phương thức ”khoán trắng” trong xây dựng và hợp thức hóa bằng các hóa đơn, chứng từ do bên nhận khoán mang về, bên nhận khoán không có điều kiện kiểm soát các hóa đơn do bên nhận giao khoán cung cấp có kèm theo HH,DV hay không.
(4) Không nên mua HH,DV của tổ chức CN này, nhưng nhận hóa đơn, HĐ và chứng từ thanh toán tiền của tổ chức, CN khác; trường hợp này hóa đơn đầu vào không kèm theo HH,DV do bên xuất hóa đơn cung cấp.
(5) Trường hợp mới giao dịch lần đầu, có dấu hiệu đáng ngờ; DN nên tìm hiểu kỹ các thông tin về người bán:
– Nên chọn địa điểm ký HĐ giao dịch, hoặc trao đổi trực tiếp tại địa chỉ bên bán và đàm phán trực tiếp với đại diện pháp luật.
– Kiểm tra trực tiếp các thông tin như trụ sở công ty, kho hàng, nhà máy, cửa hàng;
– Kiểm tra gián tiếp các thông tin về nguồn gốc hàng hóa; tài khoản ngân hàng đã thông báo với CQ ĐKKD hoặc CQT (trước ngày 15/12/2016 TK không TB CQT không được khấu trừ và tính vào CP được trừ);
– Kiểm tra liên gốc hóa đơn với liên giao khách hàng khi nhận hóa đơn ngay khi nhận hàng tại địa điểm nhận hàng (lần đầu tiên nên chọn phương thức giao nhận tại kho bên bán).
– Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ thì yêu cầu bên bán cung cấp hồ sơ khai thuế đã được CQT xác nhận nhận để xem xét (nếu thuế GTGT đầu vào lớn hơn hoặc gần bằng với thuế GTGT đầu ra thì dấu hiệu rủi ro rất cao).
(6) Trường hợp thuê vận chuyển/dịch vụ:
– Xác định người chủ sở hữu phương tiện vận tải/ MM,TB thực hiện dịch vụ/xe lu, xe ủi… (giấy ĐK QSH);
– Nhận hóa đơn trong các trường hợp sau đây:
* Hóa đơn của DN là chủ sở hữu phương tiện vận tải/ MM,TB thực hiện dịch vụ/xe lu, xe ủi… (có TB phát hành); hoặc
* Hóa đơn của CN kinh doanh là chủ sở hữu MM,TB thực hiện dịch vụ/xe lu, xe ủi… (mua của CQT); hoặc
* Hóa đơn hợp pháp của tổ chức mà CN hợp tác kinh doanh (thường là HTX), kèm theo HĐ hợp tác kinh doanh và khai thuế thay theo TK mẫu 01/CNKD kèm theo PL mẫu số 01-1/BK-CNKD (nếu có)
(7) Trường hợp thuê tài sản CN: gồm cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển, cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ (ví dụ cho thuê xe thi công trong xây dựng gồm xe lu, xe ủi không kèm theo người điều khiển,…):
+ Nghiêm cấm sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (mua trái phép hóa đơn) để hợp thức hóa chứng từ đầu vào.
+ Chứng từ hợp pháp để tính vào chi phí được trừ:
* Chứng từ trả tiền thuê tài sản (không cần hóa đơn của bên cho thuê); kèm theo:
* HĐ thuê tài sản;
* Chứng từ nộp thuế thay cho CN (trường hợp HĐ thuê tài sản có thoả thuận DN nộp thuế thay cho CN).
(Tổng hợp)