Google AMP là gì? Ảnh hưởng của Google AMP tới online marketing

324

AMP chính thức đi vào hoạt động thứ tư 24/2/2016, người dùng di động có thể bắt đầu sử dụng các nội dung đã qua công cụ xử lý AMP từ các nhà cung cấp trên kết quả tìm kiếm của Google. Vậy Google AMP là gì? Ảnh hưởng của Google AMP tới online marketing như thế nào?

Google AMP là gì?

APM viết tắt của Accelerated Pages Mobile hiểu là trang dành cho thiết bị di động được tăng tốc. Trang dành cho thiết bị di động được tăng tốc (AMP) là một sáng kiến mã nguồn mở để làm cho các trang web tải nhanh và có giao diện đẹp trên thiết bị di động, thậm chí khi mạng chậm.

google-amp-la-gi

Richard Gingras, Giám đốc cấp cao của Bộ phận Tin tức và Sản phẩm xã hội tại Google, đã trao đổi với Advertising Age rằng, “Rõ ràng, AMP có thể đạt tốc độ rất cao, bởi vậy, chúng tôi chắc chắn sẽ tận dụng lợi thế này. Tuy nhiên, đây chỉ là một tín hiệu. AMP không có nghĩa là sử dụng công cụ AMP và có được một bước nhảy lớn trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Công cụ này không hoạt động như vậy. Tất cả các tín hiệu khác cũng cần phải được đáp ứng tốt. Mặc dù vậy, tốc độ không phải là vấn đề đối với AMP. Nếu chúng tôi có hai bài báo đạt điểm ngang nhau khi xét về mọi tín hiếu, nhưng khi tính về tốc độ, chúng tôi sẽ ưu tiên bài báo đạt tốc độ tải nhanh hơn, bởi đó là những gì mà người dùng thấy hấp dẫn nhất.”

Để tìm hiểu thêm về cách AMP hoạt động trong Google như thế nào, hãy tuy cập g.co/ampdemo trên thiết bị di động của bạn và tìm kiếm.

Ảnh hưởng đầu tiên là người dùng di động chỉ thấy những bài viết với dạng text và hình ảnh cơ bản nhưng content sẽ load nhanh hơn 10 lần so với dạng content cũ.

Ảnh hưởng của Google AMP tới online marketing

Tại sao Google AMP quan trọng với SEO?

Như Google thường nói, page speed và khả năng đọc trên mobile là những yếu tố chất lượng quyết định tới khả năng có site link trên trang kết quả tìm kiếm. Site càng nhanh thì nó càng phù hợp với di động và bởi vậy nó càng có khả năng được thấy và click bởi người dùng trên Google.

Từ năm 2013, Google đã phát triển từ một công ty cung cấp link trở thành một công ty đưa ra các câu trả lời trong kết quả tìm kiếm.

Ví dụ, featured snippet của Google trong ảnh dưới đây là một phương pháp để Google đưa ra câu trả lời nhanh trong kết quả tìm kiếm cho câu hỏi ““Who won the 1969 World Series?” (Ai thắng giải vô địch thế giới năm 1969?)

Nhưng featured snippet lại không làm tốt cho các câu hỏi khó ví dụ như “Vấn đề lớn nhất trong cuộc bầu cử năm 2016 là gì?”. Những câu trả lời cho câu hỏi dạng này nằm sâu vào trong bài viết. Không may thay, khi câu trả lời nhanh không được hiển thị hợp lý thì người dùng sẽ phải load cả một trang mới, khiến tốc độ tìm kiếm chậm đi. Vì thế nên Google tìm cách phát triển một phương thức mới giúp cho link bạn click vào tải nhanh hơn. Và giờ, với Google AMP Project, họ đang khiến cho SERP có tốc độ nhanh hơn.

Google AMP làm việc như thế nào?

Có 3 phần của Google AMP:

1. AMP HTML

2. AMP JS

3. AMP Cache

AMP HTML có một danh sách các tag rất nghiêm ngặt. Chúng giới hạn định dạng của văn bản và hình ảnh chèn vào như amp-ad, amp-embed, amp-img, amp-pixel, và amp-video.

AMP JS là một file Javascript. Nó load những dữ liệu nguồn ngoài ẩn phía sau và chặn không cho JS ngăn cản tải trang ngay khi người dùng thấy trang đang tải (ngăn render blocking Javascript). Những thứ khác ngoài từ ngữ và hình ảnh chính sẽ được tải sau cùng. AMP JS cũng lấy content để pre-render bằng các dự đoán nguồn DNS và kết nối nào sẽ cần thiết cho quá trình tải trang, sau đó download chúng về và chỉnh sửa lại kích thước ảnh. Việc này sẽ được thực hiện cho thiết bị di động để tiết kiệm dữ liệu sử dụng.

AMP Cache, hoặc có thể gọi là AMP Content Delivery Network (CDN), là hệ thống server của Google làm công việc lấy content mới nhất mà bạn tải và sắp xếp lại vị trí của chúng trên toàn thế giới. Việc này giúp cho một trang được request ở Ý có thể không cần phải truyền tải qua dây cáp từ California mỗi lần được request. Thay vào đó Google render trước, tối ưu trang đó ở Server gần hoặc nằm tại Ý. Hệ thống CDN này được làm mới mỗi khi bài viết được update hoặc thêm mới.

Ảnh hưởng tích cực của AMP lên SEO và online marketing

Bài viết được tải nhanh sẽ cải thiện mối quan hệ giữa nhà xuất bản và người đọc. Tốc độ là lợi ích rõ ràng nhất với nhà xuất bản khi họ dùng AMP cho SEO. Tốc độ sẽ cho phép bạn có nhiều lượt view hơn và ít người dùng hơn cảm thấy bực bội, điều này cũng cho phép có nhiều view cho ad hơn và tương tác với content cao hơn.

1. Bài viết có AMP sẽ có thứ hạng cao hơn trên SERPs

AMP content sẽ có lợi thế để được hiển thị ở đầu trang trừ khi Google thay đổi cách họ hiển thị AMP. Đây là một ví dụ về việc trang có AMP hiển thị trên kết quả tìm kiếm.

Hiện tại, AMP đang hiển thị ở dạng thanh cuộn ngang. Hiện tại thì không có cách nào mua các vị trí này nhưng có thể sẽ có trong tương lai. Các bài viết có AMP sẽ có thêm một icon trên SERPs để đánh dấu là chúng được xây dựng trên AMP.

2. Hiển thị của paid search gia tăng

Sau khi xem một bài viết dạng AMP, người dùng sẽ click quay trở về SERP để xem những thứ khác. Điều này có thể tác động tích cực đến tỷ lệ hiển thị của ads qua thời gian.

3. Google AMP có thể được sử dụng bởi mọi nhà xuất bản

Facebook giới hạn số người tham gia vào Facebook Instant Articles nhưng với Google AMP thì mọi người đều có thể tìm hiểu cách định dạng content để có được cơ hội được tiếp cận bởi số lượng người dùng khổng lồ.

4. AMP là mã nguồn mở

Điều này nghĩa là sự phát triển của nó không phụ thuộc vào những lập trình viên xuất sắc nhất của Google. Bất kỳ ai có ý tưởng để làm cho nó tốt hơn đều có thể tham gia. Các tính năng của AMP sẽ thay đổi để thích ghi với thế giới xuất bản luôn thay đổi.

5. AMP sẽ có Analytics

Theo Google, một số nhà cung cấp công cụ analytics như comScore, Adobe Analytics, Parse.ly, và Chartbeat đang chuẩn bị dịch vụ của họ. Thực tế thì AMP cung cấp các hướng dẫn cho những nhà cung cấp dịch vụ analytics.

6. Content sẽ có nhiều người đọc hơn

Mặc dù AMP chủ yếu làm lợi cho Google trong cuộc chiến với Facebook Instant Articles, nó cũng cải thiện lượng reach cho các nhà xuất bản bởi vì content có thể được đọc bởi nhiều người dùng hơn chỉ với 1 cú click trên SERPs.

7. Sẽ có thêm nhiều tính năng và định dạng mới

Mặc dù AMP chỉ dựa vào một số thẻ tag giới hạn để định dạng trang nhưng những thứ khác không biến mất. Vẫn có rất nhiều yếu tố mở rộng và nhiều yếu tố thử nghiệm sẽ được công bố.

Ảnh hưởng tiêu cực của AMP lên SEO và online marketing

1. Không có mẫu form nào trong AMP content

Điều này có nghĩa là nếu như một nhà xuất bản muốn lấy được lượng khách hàng tìm năng bằng cách khuyến khích người dùng subscribe hoặc điền fomr thông tin thì sẽ phải đợi đến khi AMP hỗ trợ.

2. AMP không cải thiện khả năng tải trang cho các trang không phải của nhà xuất bản

Nó chỉ mới hỗ trợ các bài viết dạng tin tức và blog post thôi chứ chưa hỗ trợ tăng tốc cho những trang thương mại điện tử và trang chủ của doanh nghiệp. Một trang e-commerce không tập trung vào các bài viết bởi sự giới hạn của AMP có thể quá cứng nhắc với content chính của họ và họ sẽ muốn gắn với HTML truyền thống.

3. Kết quả hiển thị paid search cũng có thể giảm

Nếu như cụm từ tìm kiếm rộng hoặc chung chung (như “thời trang”, “thức ăn”) thì bài viết AMP sẽ hiển thị nhiều hơn là paid search.

4. Không thể dùng CSS hay JS ngoài

Bởi vì không có CSS và JS ngoài nên việc thiết kế giao diện người dùng có thể khó khăn. Nhà xuất bản sẽ phải quyết định liệu thiết kế của content sẽ thu hút nhiều người dùng hơn hay là thiết kế cứ bình thường và tốc độ load sẽ thu hút người dùng. Việc sử dụng thêm các yếu tố ngoài cho trang có thể sẽ khiến cho nó bị bug hoặc là bị loại bỏ sau đợt cập nhật mới của AMP.

5. DA có thể biến động

DA là một chỉ số được phát triển bởi Moz để dự đoán website sẽ có thứ hạng tốt hay không trên search engine. Yếu tố chính trong tính toán chỉ số này là số lượng link tới domain gốc. Việc nhà xuất bản có ít link hơn thì nó có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực gián tiếp, bởi link tới AMP content sẽ không link trực tiếp tới domain mà là tới Google.com. Đây là ví dụ về một bài viết load trên iPhone 6 từ thẻ AMP trên kết quả tìm kiếm.

Hãy chú ý URL là https://www.google.com/amp/www.bbc.co.uk/news/amp/35800232# được bắt đầu với “www.google.com/amp/ và nối thêm domain gốc vào. Khi xem bài viết này, người dùng vẫn đang ở trên Google.com, không phải trên trang của nhà xuất bản.

6. Cách đưa ads vào content sẽ phải thay đổi

Điều này có thể là việc tốt bởi vì nó sẽ khiến cho các nhà xuất bản tìm ra các không làm phiền người dùng của mình. Điều này có thể tệ với những nhà xuất bản phụ thuộc vào ads để thu hút sự chú ý. Họ sẽ phải tránh xa khỏi AMP hoặc tìm một hướng khác.

7. Ngân sách phát triển content sẽ phải tăng

Nếu bạn không có CMS hỗ trợ AMP thì bạn sẽ phải tăng ngân sách để phát triển content AMP hoặc xây dựng CMS mở rộng với các tính năng thêm.

8. Nhà xuất bản sẽ không thể có HTML cấu trúc tệ với AMP

Việc này có cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực thì mỗi trang đều cần không có lỗi trước khi Google bỏ nó vào AMP Cache. Điều này có nghĩa là người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn khi load content. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, nhà xuất bản sẽ phải tốn thời gian để debug cho mỗi trang trên website.

Kết luận về Google AMP

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng của thuật toán. Google đã đưa ra cách thức mới để sắp xếp và hiển thị content để phục vụ cho nhu cầu load trang cũng khiến cho tốc độ tải trang dần trở thảnh yếu tố quan trọng hơn với SERPs.

Nếu một trang chủ yếu dựa vào các bài viết dài, content mới để marketing hoặc bán sản phẩm thì nó sẽ là đối tượng tốt cho AMP. Nếu nhà xuất bản chỉ muốn thêm AMP để có được lợi thế trong cuộc chiến tối ưu hóa cho mobile content thì họ cũng sẽ tự hỗ trợ mình cũng như SEO.

(Tổng hợp – có trích dẫn từ seomxh)