Hiện tượng Hiệu Ứng Nhà Kính là gì? Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý Hiệu ứng nhà kính

503

Từ một hiện tượng vật lý, hiệu ứng nhà kính đã dẫn đến một hệ quả khủng khiếp gây ra sự biến đổi xấu khí hậu trên trái đất, đánh thức sự lo lắng của cả loài người và mọi quốc gia trên các châu lục khác nhau.

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp (tên tiếng anh là Greenhouse Effect), do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng Hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học.

Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Lượng khí thải cacbon điôxít của 40 nước cao nhất, tính theo tổng lượng khí thải trong năm 2013, theo tổng số và theo đầu người. Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu EU Edgar
Lượng khí thải cacbon điôxít của 40 nước cao nhất, tính theo tổng lượng khí thải trong năm 2013, theo tổng số và theo đầu người. Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu EU Edgar

Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức, CO2 đáng lẽ được rừng cây hấp thu lại không được hấp thu, nên lượng CO2 ngày càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng. Theo phân tích trong 200 năm qua nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5 độ C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 – 4,5 độ C; trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.

Rõ ràng, chính các loại khí nhà kính do con người phát thải ra, bằng hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất đã gia tăng đến mức khí hậu toàn cầu biển đổi ngày càng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống loài người. Với đà gia tăng đó, mức độ nguy hiểm sẽ đến lúc đe dọa mạng sống hàng trăm triệu người, nếu không nói đến sự tồn vong của nhân loại.

Những tác hại do hiệu ứng nhà kính?

Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn. Sa mạc càng mở rộng, đất đai càng bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán rất nặng, lượng mưa tăng thêm 7-11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.

Trái đất nóng lên đã làm cho toàn thế giới phải quan tâm. Tháng 11 năm 1988, Đại hội Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết, nêu rõ các khí CO2 vẫn đang tiếp tục tăng, rất có thể làm cho Trái đất nóng lên, mặt biển dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại, và kêu gọi toàn thế giới hết sức cố gắng “bảo vệ khí hậu vì con người hiện nay và mai sau”.

Các tích lũy thải CO2 từ năm 1970 tới năm 2013 từ 40 quốc gia xả thải nhiều nhất trên thế giới, bao gồm cả thêm một số quốc gia cơ thể. Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu EU EDGAR
Các tích lũy thải CO2 từ năm 1970 tới năm 2013 từ 40 quốc gia xả thải nhiều nhất trên thế giới, bao gồm cả thêm một số quốc gia cơ thể. Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu EU EDGAR

Những ví dụ đơn giản nhất đó là ảnh hưởng đến các nguồn nước dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành nông nghiệp (để tưới tiêu, nuôi thủy hải sản…), cho công nghiệp (cung cấp cho thủy điện…), cho ngành lâm nghiệp (nạn cháy rừng …).

Đối với hệ sinh vật, sự nóng lên của Quả Đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật (nhiều loài bị thu hẹp về diện tích sống hoặc bị tiêu diệt…) và đe dọa sức khỏe con người (sức khoẻ của con người bị suy giảm, nhiều loại bệnh mới xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn…)

Đặc biệt, đến một lúc nào đó, nếu nhiệt độ của Quả Đất đủ cao có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, làm cho mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. Có thể đưa ra một dẫn liệu ở Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100 và như vậy có thể làm biến mất 5.000 dặm vuông đất cao ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.

Biện pháp xử lý Hiệu ứng nhà kính thế nào?

Không khí trong và ngoài Hôi nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu 2017 ở New York đã chứng tỏ Quả Đất thật sự bước vào thời kỳ lâm nguy cùng với sự gia tăng phát thải khí nhà kính, chủ yếu khí dioxyt carbon CO2. Và cũng đã đến lúc mọi quốc gia, mọi người phải ra tay, chung tay cứu nguy cho Quả Đất.

Tổng Thư Ký LHQ trên diễn đàn Hội nghị New York 2014 đã phát ra lời hiệu triệu: “Để đi qua được bão tố này, chúng ta cần sự chung tay của tất cả các nước. Chúng ta chưa bao giờ đối mặt với một thử thách nào tương tự”. Và mục tiêu trước đây giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C tiếp tục được ông nhắc lại và khẳng định là điều quan trọng của các chương trình hành động chống biến đổi khí hậu.

Bằng lời tuyên bố, bằng chính sách hoặc bằng triển khai cụ thể, hầu hết các quốc gia chứng tỏ cũng đã sẵn sàng vào cuộc cứu lấy Quả Đất tức cứu đất nước mình, cứu lấy nhân loại tức cứu dân tộc mình, bản thân mình và cả con cháu mai sau.

Ở Hội nghị Thượng đỉnh New York tháng Chín vừa qua, các chính phủ đã thống nhất nguyên tắc với nhau trong việc mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo, điện hạt nhân và tăng cường hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong nỗ lực thực hiện mục tiêu làm chậm sự ấm lên toàn cầu.

Và trong thực tế, một số nước, chẳng hạn, các quốc gia Bắc Âu, Đức, Tây Ban Nha v.v… đã chuyển hướng đầu tư vào điện gió và điện mặt trời, dù giá thành còn cao. Các nước như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc duy trì hay bổ sung mới các nhà máy điện hạt nhân. Không ít nước như Ấn Độ, Ba Lan, Trung Quốc, các nước mới phát triển ở Trung Đông, Đông Nam Á, thậm chí châu Phi chọn con đường phát triển điện hạt nhân và giảm dần điện than.

Mặt khác, các vị đứng đầu các quốc gia còn đưa ra mục tiêu đến năm 2030 ngăn chặn thiệt hại của nạn phá rừng, nâng cao sản lượng lương thực và tăng số lượng sử dụng phương tiện bằng điện ở các thành phố lên 30%.

Không chỉ các chính phủ, các doanh nghiệp cũng đồng tình đầu tư cho nền kinh tế “khí thải carbon thấp”. Tổng cộng đầu tư của các quốc gia và các doanh nghiệp lên tới 200 tỉ đô la từ nay tới năm 2015. Một số thành phố đang đóng góp đến 70% hiệu ứng nhà kính như New York, Paris, Johannesburg, Séoul và không ít thành phố lớn khác đã đã đưa ra những bản giao ước giảm lượng khí thải CO2.

Rõ ràng, từ Hội nghị Thượng đỉnh New York tháng Chín 2014 đã phát ra những tín hiệu đáng mừng cho sự nghiệp cứu Quả Đất khỏi sự lâm nguy vì biến đổi khí hậu.

Khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,… không cho thải vào không khí.

Hai là bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.

Danh sách quốc gia theo lượng khí thải cacbon đioxit (CO2)

Đây là danh sách các quốc gia có chủ quyền và lãnh thổ theo lượng khí thải cacbon đioxit do một số hình thức nhất định của hoạt động của con người, dựa trên cơ sở dữ liệu EDGAR, thứ được tạo ra bởi Liên minh châu Âu và Cơ quan Đánh giá Môi trường Hà Lan phát hành vào năm 2014. Những bảng dưới đây liệt kê những ước lượng phát thải CO2 hàng năm vào năm 2014 (tính theo đơn vị tấn CO2/năm) từ cùng 1 nguồn.

Các dữ liệu chỉ xem xét lượng khí thải cacbon đioxit từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng, nhưng không xem xét khí thải từ việc sử dụng đất, việc thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Lượng khí thải từ việc vận chuyển quốc tế hoặc hầm chứa nhiên liệu cũng không được bao gồm trong số liệu quốc gia,[1] điều này có thể tạo ra 1 sự khác biệt rất lớn đối với những nước nhỏ có những hải cảng quan trọng.

10 quốc gia phát thải lớn nhất đóng góp 68.2% trong tổng số lượng phát thải của cả thế giới. Những loại khí nhà kính mạnh khác không được bao gồm trong những số liệu này, bao gồm cả khí mêtan.

Quốc giaLượng phát thải CO2 (kt) năm 2014Lượng xả thải tính trên đầu người (t) năm 2014
Thế giới35,669,0005.0
 Trung Quốc10,540,0007.6
 Hoa Kỳ5,334,00016.5
 Liên minh châu Âu3,415,0006.7
Ấn Độ Ấn Độ2,341,0001.8
 Nga1,766,00012.4
Nhật Bản Nhật Bản1,278,00010.1
 Đức767,0009.3
Vận chuyển quốc tế624,000
 Iran618,0007.9
Hàn Quốc Hàn Quốc610,00012.3
 Canada565,00015.9
 Brasil501,0002.5
 Ả Rập Xê Út494,00016.8
Hàng không quốc tế492,000
México México456,0003.7
 Indonesia452,0001.8
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland415,0006.5
 Úc409,00017.3
 Nam Phi392,0007.4
 Thổ Nhĩ Kỳ353,0004.7
 Ý337,0005.5
 Pháp323,0005.0
 Ba Lan298,0007.8
 Đài Loan277,00011.8
 Thái Lan272,0004.0
 Ukraina249,0005.5
 Tây Ban Nha242,0005.1
 Kazakhstan236,00014.2
 Malaysia227,0007.5
Ai Cập Ai Cập225,0002.7
 UAE201,00021.3
 Argentina199,0004.8
 Venezuela195,0006.3
 Việt Nam190,0002.1
 Pakistan158,0000.9
 Hà Lan158,0009.4
 Algérie141,0003.5
 Iraq139,0004.0
 Uzbekistan123,0004.2
 Cộng hòa Séc112,00010.4
Kuwait Kuwait99,00028.33
 Bỉ97,0008.7
 Philippines97,0001.0
 Nigeria94,0000.5
 Qatar89,00039.13
 Chile79,0004.4
 România78,0003.6
 Oman74,00018.92

(Tổng hợp)