Hỏi:
Kính gửi: Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài Chính Trụ sở: số 28 Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội Thưa Quý Vụ!
Công ty chúng tôi là Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Bình Định
Mã số thuế: 4101449550
Địa chỉ: 39A Phạm Ngọc Thạch, P. Trần Phú, TP Quy Nhơn, T. Bình Định theo Giấy CN Đăng ký kinh doanh cấp ngày 18/09/2015 của P.
Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định. Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Bình Định là chủ đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định – Phần mở rộng theo tinh thần Nghị quyết 93/NQ-CP ngày 15/12/2014. Theo đó, Tập đoàn Cotec góp 60% vốn tương đương 120 tỷ đồng và Nhà nước góp 40% tương đương 80 tỷ đồng.
Hiện nay, Công ty chúng tôi có vướng mắc, đề nghị Bộ tài chính hướng dẫn về việc hạch toán đối với giá trị vốn góp của Nhà nước như sau: Căn cứ vào Quyết định số 3689/QĐ-UBND Bình Định ngày 20/10/2015 về việc phê duyệt đề án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định – Phần mở rộng, tổng giá trị phần Vốn góp của Nhà nước để tham gia thành lập Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Bình Định: 80.000.000.000 đồng (Tám mươi tỷ đồng) trong đó:
(a) Giá trị phần kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng : 2.971.777.000 đồng
(b) Giá trị lợi thế vị trí địa lý mặt bằng của khu đất : 70.784.039.000 đồng
(c) Giá trị thương hiệu : 6.244.184.000 đồng
Đối với khoản mục (a) Công ty ghi nhận Nợ TK 2412/ Có TK 4111 và phân bổ vào nguyên giá tài sản Nợ TK 211/ Có TK 2412.
Đối với khoản mục (b) Công ty ghi nhận Nợ TK 213/ Có TK 4111 ghi nhận vào Tài sản cố định vô hình nhưng không được tính khấu hao theo TT 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013.
Đối với khoản mục (c) Giá trị vốn góp bằng thương hiệu thì theo điều 66 của Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định: “Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như bản quyền, quyền khai thác, sử dụng tài sản, thương hiệu, nhãn hiệu… chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được kế toán như việc đi thuê tài sản hoặc nhượng quyền thương mại, theo đó:
– Đối với bên góp vốn bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Ghi nhận số tiền thu được từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại là doanh thu cho thuê tài sản vô hình, nhượng quyền thương mại, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác và thu nhập hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị khoản đầu tư;
– Đối với bên nhận vốn góp bằng thương hiệu, nhãn nhiệu, tên thương mại: Không ghi nhận giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại và ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại nhận vốn góp. Khoản tiền trả cho việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại được ghi nhận là chi phí thuê tài sản, chi phí nhượng quyền thương mại.”
Như vậy, Theo điều 66 – Thông tư 200/2014/TT-BTC, Công ty không được ghi tăng vốn chủ sở hữu với khoản góp vốn bằng thương hiệu. Nếu không ghi tăng giá trị khoản góp vốn này thì sẽ không phản ánh đầy đủ tỷ lệ góp vốn 40% của Nhà nước trên sổ sách kế toán. Kính hỏi Bộ tài chính cách hạch toán như trên có đúng không? Nếu không đúng, kính xin Bộ tài chính cho hướng dẫn cụ thể về cách thức hạch toán đối với vốn góp Nhà nước: giá trị kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, giá trị thương hiệu của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh, giá trị lợi thế vị trí địa lý mặt bằng của khu đất để Công ty chúng tôi có cơ sở hạch toán. Rất mong sớm nhận được sự trả lời và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
(Click vào ảnh để phóng to)
(Sưu tầm)