Nuôi chim là cả một nghệ thuật, bạn cần phải am tường mới được, nuôi mới cho kết quả như ý.
Mới nhìn qua thì nhiều người cho là nuôi chim không mấy khó khăn, nhưng khi vào nghề mới thấy… thiếu kinh nghiệm thì khó lòng nuôi được. Đúng ra nuôi cho chim sống thì không phải là việc khó, nhưng nuôi cho con chim sung sức, lúc nào cũng hót căng, lúc nào cũng sinh sản tốt, thì ngoài kinh nghiệm bản thân, không ai thực hiện được.
Bằng chứng, chung quanh ta có nhiều người nuôi chim, cứ sởn sơ, mạnh khỏe, trong ngày, giờ nào chim cũng cất cao tiếng hót, nhưng cũng có nhiều người hễ nuôi con nào thì chết con nấy, mà nếu chúng có sống được cũng… không nên thân nên dáng gì! Tại sao? Tại vì ở họ hơn kém nhau ở kinh nghiệm chăn nuôi chứ đâu có gì khác?
Kinh nghiệm là do ta học hỏi đuọc qua sách báo, hoặc hỏi han bạn bè, hay mày mò thực tập bằng cách vừa nuôi vừa để tâm học hỏi để tạo cho mình một số vốn liếng kinh nghiệm bản thân. Chính cái kinh nghiệm tự học mà thành này mới là thứ hiếm quí, là vốn sống giúp ta có cơ thành đạt ưong việc nuôi chim sau này.
NUÔI CHIM CON:
Với người nuôi chim rừng để nghe tiếng hót hay để nuôi đá, thường họ thích nuôi chim con, tức là chim còn nằm trong tổ, chưa mọc đỏ lông cánh, và cũng chưa tự biết ăn.
Loại chim này rất non nớt, nếu thiếu chăm sóc cần mẫn thì dễ chết. Nhưng nếu nuôi chúng khôn lớn đưọc thì chúng lại dạn dĩ khi gần người, mà tuổi thọ lại lâu hơn loại chim bổi bẫy được ngoài rừng. Chắc bạn cũng biết, tuổi thọ của một con chim, trung bình phải từ 15 năm trở lên, do đó nếu ta khổ công nuôi dưỡng một vài tháng để rồi được hưởng đến mười lăm năm thì đâu có… thiệt thòi gì cho mình?
Chim con đem về phải đút mồi cho nó thường xuyên gần như giờ nào cũng phải đút mồi mới đượcc. Hễ đói là chim há rộng cái mỏ vàng khè như nghệ ra, và chỉ khi được đút mồi no nê nó mới chịu khép mỏ lại rồi lim dim ngủ.
Bạn càng siêng đút mồi cho chim non thì chúng mới mau lớn. Chim được ăn no nê, sức lớn trông thấy rõ mỗi ngày vì mỗi ngày chúng lớn hon ra và cũng khôn ngoan hơn ra.
Ngoài việc đút mồi ra, bạn cũng nên cho chim vào nằm chỗ ấm áp. Nên ủ chim vào lớp rơm rạ khô, cỏ khô hoặc mớ vải vụn. Mặt khác, bạn cũng nên đặt chim vào nơi khuất gió để chim khỏi bị lạnh.
Một khi chim con được ăn no ngủ ấm thì chúng mau khôn lớn, rút ngắn thời gian săn sóc của bạn lại. Ngược lại, nếu mồi đút không no, chim lại bị lạnh thì chúng sẽ chậm lớn, nhiều khi còn bị bệnh tật tấn công… Nuôi một chim non bị bệnh thì không còn gì hứng thú nữa!
Bạn cũng nên lưu ý đến thức ăn cho chim non, sao cho bổ dưỡng mới đem lại kết quả tốt. Với chim non thì thức ăn hằng ngày không thể thiếu cào cào non. Nếu không có cào cào thì bạn cũng nên thế vào ít tôm tép (bóc vỏ) hay ít thịt vụn. Chim non cũng tiêu thụ một lượng nước uống khá nhiều trong ngày cho nên nếu thiếu nước chim sẽ gầy rộc thân xác và chậm lớn.
Chỉ khi nào chim non sắp biết bay, tự mổ lấy thức ăn mà ăn đủ no thì lúc đó bạn mói ngung việc đút mồi cho nó.
Bạn có thể tiếp tục thỉnh thoảng đút mồi cho chim, dù chim đã khôn lốn. Đây là cách tập cho chim dạn dĩ với chủ nuôi. Thật ra nuôi được con chim dạn, biết đứng yên khi chủ vuốt ve, hay biết “đá tay” cũng là điều thú vị. Chính đây là sở thích khiến nhiều người thích gầy chim con để nuôi…
NUÔI CHIM THỜI KỲ THAY LÔNG:
Chim đang ở trong thời kỳ thay lông như người đang ở trong thời kỳ bị ốm, chỉ muốn được sống yên ổn, chỉ muốn được tịnh dưỡng, do đó rất sợ cảnh ồn ào náo nhiệt, và cũng không muốn hoạt động gì nữa…
Vì lẽ đó, chim đang thời kỳ thay lông sẽ ngưng hót, cũng ngưng sinh sản.
Với chim thay lông, bạn nên trùm kín áo lồng suốt cả ngày lẫn đêm, rồi treo lồng vào một nơi yên tĩnh nhất để chim được tĩnh dưỡng. Mặt khác bạn nên cho chim ăn thức ăn bổ dưỡng nhiều hơn, thức ăn có chất mát nhiều hơn và cần thiết hơn là chất nóng.
- Cho ăn nhiều cào cào và sâu tươi.
- Không cho ăn sâu khô.
- Gạo hay đậu phộng không được rang đến mức quá vàng, mà chỉ rang vừa đủ chín tới là được.
- Thỉnh thoảng cho chim tắm nươc một lần…
Nếu chim thay lông được hưởng chế độ chăm sóc như vậy, thời gian thay lông sẽ rút ngắn lại, và việc thay lông của nó sẽ hoàn tất tốt đẹp.
Ngược lại, nếu trong thời kỳ chim thay lông mà bạn không trùm áo lồng, treo chim vào nơi ồn ào náo nhiệt, lại cho ăn cẩu thả không kiêng khem thì thời gian thay lông sẽ kéo dài và kết quả bộ lông vẫn không mướt mát như ý.
Con chim này sức khỏe không tốt, nếu gặp môi trường sống xấu hơn, nó có thể thay lông trở lại. Và lần thay lông sau này sẽ kéo dài hơn, do sức khỏe của chim bị suy sụp hơn.
Với một con chim quí, chắc bạn còn muôn nuôi nó về lâu về dài, chứ đâu phải nuôi một đôi năm thì thả đi? Do đó, bạn cần phải chăm sóc chim chu đáo hơn nữa, nhất là trong thời kỳ chim thay lông này.
Thật ra, trong nhà có một vài con chim thay lông thì cũng bực bội thật, vì ta phải mất một thời gian dài không được nghe chúng hót, hoặc chúng tạm ngưng sinh sản, mà lại phải tốn kém công của để nuôi. Nhưng biết sao hơn, khi luật chơi chim là vậy: năm nào chim lại không có mùa thay lông?
NUÔI CHIM CHƯA CĂNG LỬA:
Trong mùa thay lông, sức khỏe của chim chẳng khác gì người đang ốm (bệnh). Khi thay lông xong, chim cũng như người ốm mới mạnh, sức lực chưa được dồi dào. Bộ lông chim tuy đã mượt mà, nhưng thực ra thì lông chưa thực sự cứng cáp. Ta nên tiếp tục nuôi dưỡng tốt hơn nữa cho đến khi nào giọng hót của chim thật căng mới được. Đến lúc nàý bạn mới tin rằng thời kỳ thay lông của chim mói thật sự chấm dứt.
Chim căng lửa thì không hề sợ hãi một chim đồng loại nào, do đó, lúc này bạn mới mang chim đi tập dượt để thi hót hay thi đá.
Nếu chim thay lông chưa hoàn tất mà ta đã vội cho chúng đi đấu đá thì chim dễ bị yếu, do suy kiệt sức lực và thay lông trở lại. Vậy thì, bạn thà chậm một đôi tháng, còn hon là gặp phiền muộri dài ngày về sau.
CHO CHIM NGỦ SỚM:
Sống ngoài trời chim có thói quen ngủ sớm như gà vịt nuôi trong nhà. Trời vừa chạng vạng tối là chim đã vội tìm chỗ ngủ. Rừng về đêm vốn yên tĩnh nên giấc ngủ của chim đến rất nhanh, và chúng ngủ vùi một mạch cho đến tinh sương mới thức giấc.
Do được ngủ nhiều giờ trong đêm như vậy nên sức khỏe của chim được dồi dào, sáng ra mới đủ sức cất giọng hót căng.
Chim nuôi trong nhà, thường không đượcc ngủ sớm, vì chủ còn thức thì đèn trong nhà còn sáng, mọi người lại sinh hoạt ồn ào thì làm sao chim ngủ được? Do phải thức khuya với chủ, nên sáng ra chim cũng thức giấc trễ cùng giờ với chủ. Với chim này, chúng không thể hót sớm vào lúc tinh sương được!
Bạn nên cho chim ngủ sớm thì vào lúc bình minh hôm sau bạn mới đưọc thưởng thức giọng hót véo von của chúng khi bạn còn nằm ngủ nướng ở trên giường.
Muốn đượcc vậy thì mỗi tối vào lúc sáu bảy giờ, bạn nên trùm kín áo lồng lại, rồi treo lồng vào nơi thật sự yên tĩnh để chim đưoc yên ổn ngủ sớm. Nơi treo lồng chim không những im vắng tiếng ồn, mà còn tắt cả đèn đuốc… để chim yên tâm ngủ cho no giấc
Trùm áo lồng ban đêm còn có nhiều điều lợi: thứ nhất là tránh chuột bọ phá phách, thứ hai là tránh gió lùa, gió lạnh thứ ba là giữ được sự yên tĩnh cho chim…
TRÁNH GIÓ LÙA:
Những nơi gió lùa, gió có luồng đối nghịch nhau, treo lồng chim vào những chỗ ấy chim dễ bị chết bất đắc kỳ tử. Nên treo lồng vào những nơi thoáng đãng, gió thổi êm nhẹ, nhất là sau khi chim vừa tắm xong.
Giống chim tuy mạnh nhưng yếu trước luồng gió độc, kể cả gió lạnh về đêm. Vì vậy, đêm hôm trùm áo lồng cho chim ngủ là điều nên làm.
CHIM CẦN PHƠI NẮNG SÁNG VÀ TẮM NƯỚC
Chim nuôi nhốt trong lồng dù được được ăn no và bổ dưỡng, nhưng do không được gần gũi trực tiếp với thiên nhiên nên cơ thể yếu đuối.
Có nhiều người lúc nào cũng treo chim trong nhà, vào những chỗ tối tăm không được thoáng khí, thì tránh sao được cảnh chim không sung. Mỗi sáng, bạn nên cho chim ra phơi nắng ở ngoài trời độ nửa giờ để chim khỏe khoắn trong mình. Ánh nắng ban mai rất tốt cho sự sinh trưởng của chim, nhất là ánh nắng từ sáng sớm đến khoảng chín mười giờ sáng.
Chim rất thích được sưởi nắng như vậy. Đây cũng là lúc chúng sưởi ấm bộ lông, làm ung trứng rận mạt bám vào lông. Ngay chim sống ngoài thiên nhiên cũng vậy, sáng sớm nào chúng cũng tranh thủ phơi bộ lông ngoài nắng cho ấm áp, sau đó mới lấy hơi sức đi tìm mồi.
Không nên phơi lồng ngoài nắng quá lâu, vì như vậy chim sẽ bị hốc nắng. Chim hốc nắng thì bần thần dã dượi, há hốc mỏ ra để thở. Tình trạng này càng kéo dài thì chim mau xuống sức và dễ dàng bị chết sau đó.
Với chim bị hốc nắng, bạn nên đem lồng vào treo nơi yên tĩnh nhất và mát mẽ nhất. Bạn cứ mặc cho chim ở yên như vậy suối nhiều giờ liền, hy vọng nhờ đó mà chim hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Việc sưởi nắng của chim nếu được thực hiện mỗi ngày càng tốt.
Giống chim cũng thích tắm nước, nhất là trong mùa nắng hạn, nóng nực. Việc này không cần thiết lắm mỗi ngày mỗi tắm, mà mỗi tuần tắm vài lần cũng được.
Bạn nên cho chim sang lồng tắm, và mặc cho nó tắm táp tùy thích trong mười lăm phút. Trong thời gian chim tắm, bạn nên tranh thủ vệ sinh lồng, bố lồng và dụng cụ trong lồng cho thật sạch sẽ, để khi sang lại lồng chim được sống trong môi trường sạch sẽ tốt hơn.
Con chim được tắm nước thường xuyên, và cả sưởi nắng mỗi ngày nữa, bộ lông chúng sẽ tươi tắn, mướt mắt trông đẹp mã lắm. Trái lại, chim không được chủ nuôi chăm sóc theo cách trên, bộ lông của chúng sẽ tối tăm, còi cọc, trông con chim vừa già nua vừa xấu xí. Tất nhiên, sức khỏe của nó vô cùng yếu kém.
NĂNG ĐI DƯỢT:
Con chim của bạn đù hay đến đâu, và dù được nuôi dưỡng trong những điều kiện tốt đến đâu, mà chỉ cho chim sống quanh quẩn trong nhà lâu ngày, chim cũng bớt sung, hót yếu dần, và có thể… ngưng hót!
Nếu thỉnh thoảng vài ba ngày, hay quá lắm là mỗi tuần một lần bạn chịu khó đem lồng chim đến những tụ điểm chơi chim để cho chim mình đấu hót với nhiều chim lạ, thì con chim của bạn sẽ hót hay hơn, căng hon, giọng khởi sắc hon. Điều này bạn sẽ thấy rất rõ sau khi mang lồng chim từ các tụ điểm trở về.
Nhiều người cho rằng có lẽ do bản tính của chim là… ham vui nên mới thế. Sự thực không phải vậy. Do bản tính của chim là hung hăng háu đá, nên khi nó đứng gần các chim lạ, nhất là nghe giọng hót của chim lạ, là nó như bị kẻ khác thách thức và sung lên, hăng lên…
Sự hứng phấn đó có thể kéo dài được năm ba ngày, chim to ra siêng hót hơn, bay nhảy mạnh đạn hơn.
NÊN NUÔI CHIM MÁI:
Giọng hót hay kêu của chim mái có tác dụng rất lớn, vì nhờ đó mà chim trông hăng hái lên, hót hay đá hăng hơn.
Một con chim mái có thể dùng cho năm bảy chim trông. Có điều cách sử dụng chim mái phải có kỹ thuật mới đem lại kết quả tốt. Thường thì trông thấy mái là rung cánh, một thứ vũ điệu tình yêu ngộ nghĩnh, nhưng lại ít hót. Chúng không dùng tiếng hót to để tỏ tình mà chỉ rên lên khe khẽ trong cổ họng như thầm thì nói chuyện với nhau.
Mục đích của bạn khi nuôi chim mái đâu phải cần có thế. Bạn muốn sự hiện diện của chim mái làm cho trông hót hay hơn, căng hơn, để mình thưởng thức chứ?
Muốn vậy, bạn nên treo chim mái vào một nơi khuất, cách chim trống độ năm hay mười mét và tốt nhất là không để cho chúng thấy mặt nhau. Khi chim mái cất tiếng lên là chim trống nháo nhác trong lồng như điên dại, và cất tiếng hót cũng như điên dại một thôi một hồi mới chịu ngưng nghỉ. Nhưng, nếu mái cứ vần tiếp tục hót hoặc kêu, thì chim trống lại cứ gân cổ lên mà hót mãi…
Bạn đừng ngại chim trống hót quá nhiều sẽ tiêu hao sinh lục. Thật ra, nó “lao động” nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều thì nó lại ăn nhiều, để bù đắp vô. Cái lo của bạn là nên bồi bổ cho chim nhiều hơn mới tốt.
Tuy nhiên, tình trạng trống mái này không nên để kéo dài, vì… chim sẽ lờn giọng nhau. Năm ba ngày sau, khi nghe tiếng chim mái cất lên, bạn sẽ thấy chim trống không còn hót hăng như trước nữa.
Thế nhưng, nếu bạn đem gửi con mái đau đó một thời gian chừng một hai tuần, sau đó đem trở về, chim trông lại hót căng như trước.
Nếu nhà có nuôi chim mái, thì việc đem chim đi dượt tại các tụ điểm có thể vài tuần một lần cũng đtrợc.
Muốn có chim mái hay, bạn nên nuôi dưỡng cẩn thận như cách nuôi chim trống. Nghĩa là phải cho ăn no đủ và săn sóc cẩn thận, có như vậy mái mới sung, thúc trống hăng hái hoài. Trên thị trường, chính bạn cũng biết đó, vói chim mái hay, giá cả cũng khá cao, và không phải lúc nào bạn có tiền cũng có thể mua ngay được, vì chim hay thì đâu ai dại gì đem bán?
VỆ SINH LỒNG THẬT TỐT:
Trời sinh chim có bộ cánh đổ tung mình bay khắp hầu trời nay chúng bị “cầm tù” trong chiếc lồng nhỏ hẹp, tất nhiên đó là điều không xứng ý với nó.
Nếu môi trường sống đã chật hẹp mà lại mất vệ sinh thì sức khỏe của chim thế nào cũng bị ảnh hưởng xấu, có khi rất xấu tránh trường hợp này, bạn nên lo vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ không hôi hám mới được.
Thường thì mỗi con chim chỉ có một chiếc lồng để nhốt vì vậy mỗi khi vệ sinh lồng, bạn nên sang chim qua lồng tắm hoặc tranh thủ thời gian ngắn ngủi tắm để vệ sinh lồng. Lồng cần được cọ rửa, hoặc ít ra cũng dùng loại bàn chải mềm để chà xát những chất dơ do phân chim hay thức ăn chim vướng vào các nan lồng.
Lồng chim dù làm bằng tre hay mây cũng không tránh được những kẽ hở nhỏ, đủ cho rận mạt làm nơi trú ngụ ban ngày để ban đệm chúng mò ra bám vào thân chim mà hút mau. Vì vậy việc treo lồng ra nắng cho chim sỏi âm mỗi buổi sáng cũng có tác dụng tốt là làm suy yếu bọn rận mạt, và làm ung trứng của chúng nữa!
Bố lồng là nơi chứa đựng thức ăn thừa của chim vương vãi, và cũng là nơi chứa phân chim. Nơi đây rận mạt dùng làm nơi trú ngụ và sinh sản tốt nhất do đó ta phải thay bố lồng luôn. Công việc này tốt hơn hết là mỗi ngày nên làm một lần. Nên thay bố mới đã được giặt giủ phơi xong còn tấm bố bẩn kia phải đem ra giặt sạch, phơi nắng thật khô và cất để thay vào lần sau.
Tóm lại, mỗi lồng chim nên sắm vài ba tấm bố lồng mới đủ.
Ngoài ra, những dụng cụ trong lồng như cần đậu, cóng đựng thức ăn và nước uống cũng được cọ rửa thường xuyên mới hợp vệ sinh.
Một khi lồng được sạch sẽ, không tỏa mùi thôi hám, thì đâu hấp dần được ruồi muỗi. Chim nuôi như đó mà được khỏe mạnh.
Điều đáng nói nữa là khoảng nửa năm một lần. bạn nôn đánh vẹc ni lồng lại một lần để khử trùng toàn diện. Điều này vừa bảo vệ sửc khỏe cho chim mà cũng vừa kéo dài tuổi thọ cho lồng.