Kỹ thuật đập cầu tốt: Cách cầm vợt cầu lông khi đập cầu

1990

Đập cầu là một cú đánh mạnh từ trên cao làm cho trái cầu đi nhanh qua phần sân đối phương và theo chiều hướng đi xuống. Vậy cầm vợt cầu lông thế nào để đập cầu mạnh nhất, cầu đi nhanh nhất?

Cách cầm vợt cầu lông khi đập cầu

Trước hết để vợt theo chiều nắm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra( như lúc bắt tay) đặt sát mặt vợt.

Cách cầm vợt cầu lông
Lòng bàn tay nắm cán vợt ở khoảng giữa (hơi lệch về cuối cán vợt). Tư thế cầm cán vợt như đang “bắt tay”.

Tiếp đó vuốt nhẹ từ giữa mặt vợt xuống cán và dừng lại ở gần cuối cán vợt. Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt. Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần dưới của ngón trỏ. Ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm . Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian. Tay cầm vợt phải thoải mái để điều khiển vợt linh hoạt.

Không nên cầm quá gò bó sẽ làm cản trở động tác đánh cầu hoặc cầm vợt quá cao sẽ cản trở đến việc đập cầu.

Đây là bài tập khá bổ ích dành cho những ai muốn cải thiện khả năng đập cầu của mình.

1. Cú đập mạnh phụ thuộc vào cổ tay rất nhiều. Một trong những điều kiện đầu tiên là phải tập để tăng cường lực cổ tay

2. Động tác đập. Khi cổ tay mạnh rồi nhưng đập không đúng kiểu cũng không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh.

3. Nói gì thì nói, trong thể thao không thể bỏ qua thể lực. Đập mạnh thật mà được 2-3 quả rồi hết thở lực thì cũng không hiệu quả.

4. Đập mạnh thì cũng dễ đạt được, khó là làm sao đập cú nào là trúng tử huyệt đối phương cú đó. Điều này 1 phần do thiên phú, 1 lần là kinh nghiệm trận mạc. Đập mạnh mà toàn rúc lưới thì không hiệu quả. Cũng hiếm trường hợp đập mạnh tới mức cầu ở ngay trước mặt mà đối thủ không phản xạ gì.

5. Kỹ thuật toàn diện và đúng bài bản vẫn là tốt nhất. Nếu chỉ chú trọng vào đập thôi, đánh đỉnh cao thì chẳng ăn được ai, đánh phong trào thì tốn sức.

Có thể nói điểm ghi được trong trận đánh cầu lông mà do ta tự thực hiện phần lớn đến từ những cú đập cầu (không kể những điểm ta có được do đối phương tự đánh hỏng cầu). Do đó nếu không có cú đập cầu (tốt) thì ta chỉ còn có cách đánh đẩy đưa chờ đối thủ … “tự sát” để mình được … ghi điểm (phong cách đánh “dưỡng sinh” hay còn gọi là “rơ ông già”)

Tuỳ vào hướng cầu đến phía bên thuận (cùng bên tay cầm vợt ) hay bên nghịch (trái với tay cầm vợt ) ta cũng có các cú đánh sau đây:

– forehand smash: cú đập thuận tay, và

– backhand smash: cú đập trái tay.

Forehand smash (kỹ thuật đập cầu thuận tay)

Động tác forehand smash thông thường, không có dậm nhảy trong đập cầu lông
Động tác forehand smash thông thường, không có dậm nhảy.
Động tác forehand smash kết hợp dậm nhảy trong đập cầu lông
Động tác forehand smash kết hợp dậm nhảy trong đập cầu lông
Động tác nhảy đập cầu

Vài lưu ý trong kỹ thuật đập cầu thuận tay:

– Phải đánh trái cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Càng đánh cầu trên cao càng tốt vì sẽ rút ngắn thời gian tấn công, điểm rơi của trái cầu càng sát lưới, buộc đối thủ phải ở vào tư thế bị động, chỉ có thể trả cầu bổng hay trả cầu lưới. Do đó, nói chung, đập cầu có dậm nhảy sẽ tạo nên cú đánh có uy lực hơn đập cầu thông thường (không dậm nhảy).

– Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc cầu thì vươn thẳng, sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.

– Sử dụng cả ba khớp (bả vai, khuỷu tay và cổ tay) trong cú đánh forehand smash để đạt sức mạnh lớn nhất.

(Sưu tầm)