Những người am hiểu về lịch sử đều biết, Mô Kim là môn phái được Tào Tháo lập nên. Tuy ông không đích thân đào mộ, nhưng chính ông đã phong chức “Mô Kim Hiệu Úy” cho những người phụ trách công việc này.
Mô Kim Hiệu Úy là ai?
Đây là tổ chức khảo cổ quân đội được nhà nước thầm thừa nhận, còn phát Mô Kim phù cho những Mô Kim Hiệu Úy nắm giữ chức vị.
Nhưng vì người cổ đại rất chú trọng việc “định luận đậy nắp” và “người chết là lớn nhất”, cho nên tuy phái Mô Kim nắm giữ chức vụ được cấp phép, nhưng vẫn phải hành động lén lút. Phái Mô Kim có quy củ: Mỗi lần vào mộ chỉ lấy một hai món đồ tùy táng, ngụ ý làm việc gì cũng phải giữ chừng mực, để chủ mộ không phiền lòng.
Nguồn gốc phái Mô Kim
Tới thời Tống Nguyên, ba đại môn phá khác là Phát Khâu, Bàn Sơn, Tá Lĩnh vì thiếu thốn nhân lực, nhân tài khan hiếm, ít đệ tử xuất hiện nên được mọi người cho rằng đã bị đoạn tuyệt truyền thừa, chỉ còn lại phái Mô Kim.
Môn đồ của phái Mô Kim được gọi là Mô Kim Hiệu Úy lại như nước chảy thành sông.
Điểm khác nhau giữa Mô Kim Hiệu Úy và các môn phái đạo mộ khác chủ yếu nằm ở thủ pháp hành động của môn quy: Mô Kim Hiệu Úy thích hành động đơn độc, trừ khi làm vụ nào mà một người xông vào quá nguy hiểm mới thành lập một nhóm đào mộ nhỏ dưới năm người mà mình vô cùng tin tưởng. Mô Kim Hiệu Úy luôn tin tưởng quy định gà gáy không mò kim mà tổ sư gia định ra. Khi vào trong mộ thất, Mô Kim Hiệu Úy buộc phải thắp một ngọn đèn dầu hoặc một ngọn nến vào góc Đông Nam, vì họ lo có “ma thổi đèn”.
Chính vì lẽ đó nên trong tác phẩm “Ma thổi đèn” mới có tình tiết: Bàn Tử – một trong những nhân vật chính khi thấy ngọn nến bị tắt đã chất vấn lão Hồ mua nến bao tiền, khi biết là mua phải hàng rẻ tiền, họ đã xảy ra chút tranh cãi nhỏ vì chuyện này. Thật ra vì “ma thổi đèn” cho nên mới có phản ứng căng thẳng như vậy, về sau họ còn phải cân nhắc xem có nên trả lại món bảo vật cầm đi hay không.
Hoạt động của Mô Kim Hiệu Úy
Mô Kim Hiệu Úy giỏi về tinh tượng phong thủy, ví dụ như thuật “tầm long quyết” hay “phân kim định huyệt” để xác định được vị trí chính xác của huyệt mộ. Mô Kim Hiệu Úy chỉ xuống tay với những ngôi mộ lớn, mộ của dân thường tuyệt đối không thể động vào. Mỗi lần đào mộ, Mô Kim Hiệu Úy chỉ lấy một đến hai đồ tùy táng, một mặt là để lại miếng cơm cho người cùng nghề, mặt khác Mô Kim Hiệu Úy làm việc không thể quá tuyệt tình, phải chừa con đường về sau cho mình.
Tuy nhiên trong phái Mô Kim không có quan hệ truyền thụ sư đồ chính thức mà chỉ cần biết cách hành động và quy củ, thêm nữa trong lúc hành động phải thông suốt thì có thể được coi là đồng môn. Phái Mô Kim cũng có hệ thống xác nhận thân phận cá nhân, chỉ những người có đeo phù chữ Mô Kim thì mới được xem là người chính thức thuộc môn phái
Các Mô Kim hiệu úy đa phần là hạng có lòng lập thân tế thế cứu đời thường tập hợp lại thành nhóm dăm ba người không có danh phận sư đồ chỉ có đồng môn, dùng ấn phát khâu và bùa mô kim, ám hiệu, mật khẩu, kĩ thuật riêng biệt, chỉ cần hiểu những quy tắc của nghề để chứng minh thân phận. Mô kim hiệu úy tuy là trộm song có đạo, đạo tặc mà không xa rời đại đạo, kính qủy thần nhi viễn chi. Vì vậy, giới luật của Mô kim hiệu úy rất nghiêm ngặt, không như đám trộm mộ thông thường.
Một ngôi mộ chỉ được vào một lần, một lần chỉ được lấy từ một đến hai món đồ. Tại sao lại có quy định này? Một là tránh làm quá lớn, sợ số phận của mình không gánh nổi nhiều của cải mà mang họa vào thân. Thứ hai, cũng là quan trọng nhất, mộ cổ trong thiên hạ tuy nhiều nhưng sớm muộn gì cũng khai quật hết, mình đã phát tài thì không lên quá tuyệt tình cũng phải để lại một đường sống cho các đồng nghiệp khác. Nếu hai Mô Kim Hiệu Úy cùng nhòm ngó một ngôi mộ thì ai đến trước là của người đó, tuyệt đối không xảy ra tranh chấp.
Điều này cũng giúp ta phân biệt đám trộm mộ thông thường với Mô Kim Hiệu Úy chính thống. Đám trộm mộ có thể chỉ vì một hai món đồ mà chém giết lẫn nhau, một khi đã vào mộ là khuân cho bằng sạch không chừa lại thứ gì. Hành động này cũng tương tự như việc không chừa lại đường sống cho mình, trong đời có nhân ắt có quả, quá tham lam sẽ không nhận được kết cục tốt đẹp.
Mô Kim hiệu úy cũng được chia thành Bắc phái và Nam phái. Bắc phái tuân theo những quy định một cách nghiêm ngặt hơn, sau khi vào mộ thường thắp một ngọn nén ở phía Đông, gà gáy, trời sáng phải lập tức rời khỏi mộ. Nam phái thì quy củ có phần lỏng lẻo hơn, không câu lệ tiểu tiết, không để ý đến quá nhiều quy tắc như bắc phái. Chính vì vậy, Bắc phái thường mắng bọn người Nam phái là phường thảo khấu, còn người Nam phái lại mắng Bắc phái là bọn dở hơi, đổ đấu là đổ đấu còn tuân theo lắm quy tắc lằng nhằng.
Nhưng mỗi phái lại có những sở trường riêng của mình, Bắc phái nghiêng nhiều về Tầm long quyết còn phái lại là Phân kim định huyệt. Nói như vậy , không có nghĩa Bắc phái chỉ có khả năng tầm long bắt mạch còn phái chỉ biết phân kim định huyệt, mà họ chỉ giỏi hơn về một phần nào đó trên cơ bản vẫn thành thạo cả hai bí thuật trên.
Thời Tam Quốc, phân đội Mô Kim Hiệu Úy của Tào Tháo đã đào ngôi mộ của một nhân vật rất nổi tiếng, và cũng là lần họ thu hoạch được nhiều nhất trong tất cả các lần đạo mộ, vàng bạc trong ngôi mộ đó có thể giúp Tào Tháo nuôi quân trong vòng 3 năm. Nhân vật đó chính là Lương hiếu vương Lưu Vũ, Lưu Vũ là thúc thúc của Hán Vũ đế Lưu Triệt. Lương quốc là căn cứ địa của Lưu Vũ, vào giai đoạn “ăn nên làm ra” nhất, trong tay ông sở hữu tới hơn 40 thành trì, số lượng của cải tài sản tích lũy được vô cùng nhiều, những vật phẩm quý báu mà ông thu được thậm chí còn nhiều hơn cả quốc khố của nhiều nước lúc bấy giờ.
Theo lời thuộc hạ của Lưu Vũ thì dạ hồ (dụng cụ dành cho nam giới đi tiểu vào buổi đêm) của ông cũng phải mời nghệ nhân nổi tiếng làm ra, và phải dùng loại vàng thượng hạng nhất làm nguyên liệu, bát đũa hay chuỗi rèm trong phòng ngủ cũng phải được làm từ loại ngọc đắt đỏ nhất, vợ của ông cũng dùng cây trâm phượng hoàng quý giá, hình phượng hoàng trên cây trâm sống động như thật, chỉ một cây trâm thôi cũng có thể đổi lấy được cả một thành trì của quốc gia khác. Vừa có tiền vừa có thế, nhưng Lưu Vũ khi về già vẫn không hài lòng, vì muốn tranh đoạt hoàng vị với Hán Cảnh Đế mà cuối cùng thất bại rồi buồn bực đến chết.
Hán cảnh Đế nể tình những công lao mà Lưu Vũ đóng góp khi còn sống nên đã chiếu theo quy mô xây mộ cho Hoàng đế mà xây cho Lưu Vũ một lăng mộ, gọi là “Lương hiếu vương lăng”. Hán Cảnh đế vì không có hứng thú với khối gia tài khổng lồ của Lưu Vũ mà đã đem tất cả tài sản bồi táng theo ông. Kết quả, Tào Tháo là người đã đào ngôi mộ này lên để lấy tài sản trong đó, nuôi quân 3 năm là chuyện dễ như trở bàn tay.
(Tổng hợp)