Những điều Đệ tử Cái Bang cần biết – 9Dragons Cửu Long Tranh Bá

114

CÁI BANG

Cái Bang: Một bang phái thường được giang hồ xưng tụng là Võ Lâm Đệ Nhất Bang vì quy củ hoạt đông và tiêu chí hành hiệp của nó….

Trong truyện Kim Dung, Cái Bang là bang hội tập trung những tên ăn mày, hành khất, có rất đông hội viên, thường khoảng trên dưới vài chục vạn người, thanh thế cực kì to lớn. Các đệ tử Cái Bang thường được chia theo đẳng cấp, mới gia nhập là cấp 1, đệ tử 1 túi, rồi từ từ theo công lao và thời gian mà thăng cấp từ từ lên 2, 3, 4… Cao nhất là các trưởng lão 8, 9 túi, rồi trên nữa là Phó Bang Chủ và Bang Chủ. Bang Chủ Cái Bang rất được quần hào trọng vọng vì là người nắm trong tay sinh mệnh của hàng vạn đệ tử, chi phối hầu hết các lực lượng võ lâm chính phái, cùng với phái Thiếu Lâm là lãnh tụ võ lâm Trung Nguyên. Một bên được ví với Thái Sơn, còn 1 bên là Bắc Đẩu của võ lâm.

Các đệ tử của Cái Bang có quyền học võ của bất kì môn phái nào, hay có thể được Bang Chủ truyền dạy võ công, nhưng Cái Bang cũng có 2 môn Thần Công trấn bang là Hàng Long Thập Bát Chưởng cùng Đả Cẩu Bổng Pháp, hai môn võ này được truyền tụng đời đời, các Bang Chủ chấp chưởng đại quyền đều phải biết 2 môn công phu này, Hàng Long chưởng có thể không biết nhưng nhất định phải thông thạo 36 chiêu Đả Cẩu Bổng. Suốt các đời Bang chủ luôn phải lãnh đạo Bang chúng hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổ phò nguy, đối phó ngoại xâm, nội phản, chống lại các thế lực ác độc của võ lâm, vì vậy Cái Bang luôn có thanh thế rất lớn trên giang hồ và luôn nhận được sự kính trọng, mến phục của đồng đạo võ lâm.

Lịch sử Cái Bang: theo lời kể của Hồng Thất Công, thì Cái Bang có lịch sử cũng khá lâu đời, khoảng vào thời Đường, sau khi Thiếu Lâm khai môn lập phái, vị Tổ Sư mở bang sáng lập bang phái cùng với 18 chiêu Hàng Long chưởng, còn Đả cẩu Bổng pháp thì chưa được hoàn thiện, truyền qua từng đời, tới đời thứ 3, vị Bang chủ này thêm vào thành 36 chiêu Đả Cẩu Bổng hoàn chỉnh… Truyền qua nhiều đời, thời cực thịnh của Cái Bang có thể là từ lúc Tiêu Phong tiếp nhiệm Cái Bang, ông là vị Bang Chủ được đánh giá là tài ba nhất của Cái Bang với bao nhiêu công trạng to lớn lập được cho võ lâm Trung Nguyên và triều đình Đại Tống, lực lượng Cái Bang lúc đó khoảng hơn 60 vạn người, tiếc thay, anh hùng thường bị trời ghen ghét, Tiêu Phong đoản mạng, lập tức Cái Bang như rắn mất đầu, chẳng còn oai phong như khi xưa, mãi tới khi Hồng Thất Công nắm quyền, mới có thể khôi phục phần nào uy danh lừng lẫy của Bang phái năm xưa. Sau Hồng Thất Công là Hoàng Dung, vị Bang chủ nữ đầu tiên của Cái Bang từ khi mở bang (người thứ hai là Sử Hồng Thạch), cũng đã lập nhiều đại công, tạo dựng lại thanh thế cho Cái Bang trên giang hồ, rồi Lỗ Hữu Cước, Gia Luật Tề thay nhau tiếp nhiệm… Qua nhiều năm, Cái Bang càng lúc càng suy vi, cho đến thời của Sử Hoả Long thì Hàng Long Thập Bát Chưởng thất truyền còn Cái Bang chỉ là 1 bang hội hạng 2 trên giang hồ…

Qua nhiều năm, cơ chế của Cái Bang có đôi chút thay đổi, thời Bắc Tống, ngoài Tứ Đại Trưởng Lão Cái Bang còn có 2 vị trưởng lão là Truyền Công, Chấp Pháp, qua thời Nam Tống, các vị trưởng lão lại chia ra 2 phe: Áo Dơ, Áo Sạch và cũng chỉ còn 4 vị , đến thời Nguyên Minh, chỉ còn 2 vị lãnh đạo cao nhất là Trưởng Bát Long Đầu và Trưởng Bảng Long Đầu cùng tên Chấp Pháp…

Các Bang Chủ Cái Bang qua các thời kì:

— Uông Kiếm Thông : Bang chủ đời thứ 15

— Tiêu Phong: Bang chủ đời thứ 16

— Hồng Thất Công: Bang chủ đời thứ 18

— Hoàng Dung: Bang chủ nữ duy nhất , đời thứ 19

— Lỗ Hữu Cước: Bang chủ đời thứ 20

— Gia Luật Tề: Bang chủ đời thứ 21

Sau đó còn 2 vị là Sử Hoả Long, Giải Phong (trong Tiếu Ngạo Giang Hồ): không rõ đời thứ bao nhiêu…

ĂN MÀY (CÁI)

Trong tiểu thuyết võ hiệp tân phái, Cái bang thường được miêu tả thành đại môn phái đệ nhất trong giang hồ. Đó là vì trong lịch sử, ăn mày rất đông, có mặt khắp nơi trong toàn quốc. Văn minh nông nghiệp của Trung Quốc phát triển sớm khiến ruộng đất khẩn khai nhanh chóng đạt tới cực hạn, mà sự bùng nổ dân số và nạn kiêm tính ruộng đất khiến cho mẫu thuẫn người nhiều ruộng đất càng trở nên gay gắt. Nông dân phần nhiều ko có ruộng đất, buộc phải rời bỏ xóm làng lên các thành thị để tìm đường sống, trong đó có 1 bộ phận rất lớn trở thành hành khất. Ăn mày và đoàn nhóm của họ là 1 bộ phận tổ thành quan trọng của xã hội bí mật ở Trung Quốc.

Hình tượng hiệp cái (hiệp khách ăn mày) trong tiểu thuyết võ hiệp đã để lại ấn tượng rất lớn, như Hồng Thất Công trong Xạ điêu anh hùng truyện, Kiều Phong trong Thiên Long Bát Bộ. Ăn mày chuộng hành hiệp trượng nghĩa, có thể phát huy tinh thần nghĩa hiệp đến cao độ.

Du hiệp, hiệp cái thể thể hiện rất rõ ở chữ “du”. So ra, tăng đạo phần lớn tu hành ở chùa chiền đạo quán, người ở quan trường thì ko được tự do, kẻ sĩ tuy có truyền thống du học nhưng có nhiều điều ràng buộc trong xã hội và gia thất, thích khách và hiệp y thì mai danh ẩn tích, hình như chỉ có ăn mày ko nhà ko cửa, ko bị ràng buộc, vân du bốn phương, tự do hành động. Họ không có nghề nghiệp, ko chịu sự bắt buộc của bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ nào, địa vị thấp kém hèn mọn, ko được sự đếm xỉa và tôn trọng của các thành phần trong xã hội. Họ cách biệt với văn hoá chủ lưu của xã hội, khiến họ dám đấu tranh, ko ợ trời, ko sợ đất. Trong tiểu thuyết võ hiệp, Thiếu Lâm hay Võ Đang chín chắn thận trọng ko dễ dàng bị cuốn vào sóng gió giang hồ, còn Cái Bang thì dám nói dám làm, thích gây sự. Trong Xạ điêu anh hùng hùng truyện, Hồng Thất Công bang chủ Cái Bang có câu diệu ngự: “Chúng ta sở dĩ làm ăn mày là vì ko muốn bị ràng buộc, thích tự do tự tại, nếu như cái này ko nên, cái kia ko được thì mắc gì mà ko đi làm quan, làm tài chủ phách cho rồi?”

Cáu Bang tuy chẳng có gì nhưng lại ngạo mạn ở đời, cự tuyệt thái độ hống hách của kẻ giàu sang, hoàn toàn ko bị cám dỗ bởi phú quý và áp lực cường quyền. Trong Xạ điêu anh hùng truyện, Dương Khang trá xưng nhận di mệnh Hồng Thất Công tiếp nhiệm Bang chủ Cái Bang và lấy Đả Cẩu bổng làm chứng, bang chúng Cái Bang vốn tin là thật nhưng về sau thất y uốn lưng quỳ gối trước Cầu Thiên Nhận, có ý bảo vệ người Kim thì sinh nghi. Bởi họ nhận thấy nhân cách của y trái ngược với bẩm tính của hiệp cái. Hồng Thất Công nhất định ko thể phó thác đại bang đệ nhất cho hạng người này.

Ăn mày luân lạc nơi chân trời góc bể, ko có sự bảo hộ của gia tộc nên cần nhất là sự giúp đỡ của bạn bè. Vì thế ăn mày tôn trọng chữ “nghĩa”, có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chịu. Hiệp cái thông thường là những con người hào sảng chân thành, tình sâu nghĩa nặng như Hồng Thất Công, Kiều Phong, ko nhục vì nghèo mà nhục vì vô tình bạc nghĩa.

Chính vì dựa trên nghĩa khí anh em sâu nặng mà ăn mày vốn sống phân tán khắp nơi mới có sức ngưng tụ, khắc phục được sự phân liệt và chia rẽ nội bộ. Trong tiểu thuyết võ hiệp, Cái bang đông đúc lại có trình độ tổ chức hoá cao, toàn bang nhất trí, đồng tâm hiệp lực.

Ở đời Thanh có một bài “Vịnh Cái thi” của “Thông Châu thi cái”:

Phú tính sinh lai thị dã lưu

Thủ trì trúc trượng quá Thông Châu.

Phạm lam hướng hiểu nghênh tàn nguyệt,

Ca bản phong lâm xướng vãn thu.

Lưỡng cước đạp phiên trần thế lộ,

Nhất kiên đảm tận cổ kim sầu.

Nhi kim bất thụ ta lai thực,

Thôn khuyển hà tu phệ vị hưu.

( Sinh ra gặp phải vận cơ cầu,

Tay cầm gậy trúc vượt Thông Châu.

Giỏ cơm mỗi sáng chờ trang lặn,

Bài ca trong gió hát chiều thu.

Hai gót giẫm nghiêng đường trần thế,

Một vai gánh hết cổ kim sầu.

Mà nay chẳng chịu “ê, tới đớp”,

Chó thôn cứ sủa mãi, vì sao?

Bài thơ này nói về dã tính và ngạo khí của hiệp cái, có thể nói là rất đúng đối với tính cách của họ.

“Ê, tới đớp (ta lai thực): ngày xưa có người ăn mày đói lả, có kẻ định cho ăn, gọi bằng câu này. Người ăn mày ko chịu tới, đành chết đói.

[Source: Ôn Tử Kiến]