Những thói quen không tốt khiến bạn luôn mệt mỏi

259

Chúng ta biết ăn là hoạt động nạp năng lượng, và ngủ là hoạt động tái tạo năng lượng để có thể sống khỏe, sống vui. Tuy nhiên thế hệ trẻ hiện nay mải mê công việc đã quên đi rằng chính cơ thể của mình đang lên tiếng. Ăn ngủ không đúng cách ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của bạn.

Trên đây là những thói quen không tốt khiến bạn luôn mệt mỏi hay cùng thao khảo và tự thay đổi thói quen của mình cho phù hợp bạn nhé!

Những thói quen không tốt khiến bạn luôn mệt mỏi

1. Không uống đủ nước

Cơ thể bạn chỉ cần bị thiếu nước một chút thôi – chỉ 2% thôi là đã biết liền luôn đó. Nguyên nhân là do khi cơ thể thiếu nước, lượng máu cũng giảm đi, máu đặc hơn, tim hoạt động vất vả hơn mà tốc độ bơm khí oxy và các dưỡng chất đến các cơ và các bộ phận cơ thể vẫn bị giảm.

 Để tính nhu cầu nước của mình, bạn hãy lấy số cân nặng của mình (theo đơn vị kg), chia 30 thì sẽ ra số nước bạn cần uống tối thiểu mỗi ngày (theo đơn vị lít).

2. Để cơ thể thiếu sắt

Thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy uể oải, yếu ớt, kém tập trung, do lượng oxy đến các tế bào và cơ bắp đều bị giảm đi. Hãy bổ sung chất sắt vào chế độ ăn thường ngày của mình để giảm nguy cơ bị thiếu máu, bằng cách ăn nhiều thịt bò, đậu phụ, trứng (cả lòng đỏ), rau lá xanh đậm, các loạt hạt, bơ đậu phộng… Khi ăn, bạn ăn kèm với các thực phẩm nhiều C để dễ hấp thu.

Lưu ý: Thiếu sắt có thể là nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe sâu xa hơn, tốt nhất bạn nên đi khám để yên tâm.

3. Bỏ ăn sáng

Thức ăn là nhiên liệu cho cơ thể bạn sống và hoạt động, kể cả khi ngủ, cơ thể bạn cũng tiếp tục dùng nhiên liệu đã nạp vào trước đó để tự nuôi dưỡng mình. Vậy nên rõ ràng, sau khi thức dậy, bạn cần ăn để nạp lại năng lượng. Bữa ăn sáng, không chỉ vậy, còn kích hoạt quá trình trao đổi chất.

Và các chuyên gia khuyên rằng bữa sáng của bạn nên bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo tốt cho sức khỏe, chẳng hạn bạn có thể ăn hai lát bánh mỳ nguyên hạt + trứng + một hũ sữa chua ít béo. Hấp dẫn đấy chứ!

4. Sống nhờ vào thực phẩm ăn liền

Chúng chứa rất nhiều đường và simple carbs (có chỉ số GI cao), khiến lượng đường huyết liên tục tăng lên rồi sụt xuống gây ra cảm giác mệt mỏi kinh khủng. Để khỏe hơn, bạn hãy giữ lượng đường huyết ổn định bằng cách đừng đi lê la hàng quán ăn nhanh mà hãy tự chuẩn bị để bảo đảm dinh dưỡng trong các bữa ăn của mình.

5. Uống một (hoặc hai) ly vang trước khi ngủ

Bạn hãy cẩn thận nhé, chất cồn ban đầu sẽ kiềm chế hệ thần kinh trung ương và tạo cảm giác giảm đau, làm dịu cơ thể. Nhưng sau đó, “nó” sẽ phá giấc ngủ của bạn bằng cách kích thích sinh ra một loạt adrenaline. Đó là lý do vì sao bạn lại dễ thức giấc vào nửa đêm sau khi uống, và vì sao các chuyên gia khuyên bạn nên tránh mọi loại chất cồn trong vòng 3-4 tiếng trước khi ngủ.

6. Kiểm tra email trên giường

Ánh sáng từ chiếc điện thoại, máy tính bảng trong bóng đêm có thể làm nhiễu loạn việc sản sinh và kiểm soát melatonin – hormone giúp điều hòa chu kỳ thức-ngủ.

Độ nhạy trước ánh sáng của các thiết bị điện tử ở mỗi người khác nhau, nhưng nhìn chung là nên tránh các loại thiết bị này trong vòng 1-2 tiếng trước khi ngủ, các chuyên gia khuyên chúng ta như vậy. Còn nếu bạn không thể ngừng kiểm tra chúng trước khi ngủ ư? Vậy thì ít nhất cũng hãy giữ chúng cách xa mặt mình ít nhất 35 cm.

7. Quá phụ thuộc vào caffeine

Bạn bắt đầu ngày mới bằng 1 tách cà phê? Tốt thôi, không sao cả! Nhưng nếu bạn lạm dụng loại thức uống này thì nhịp sinh học của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy rằng việc uống cà phê trước khi ngủ đến 6 tiếng cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, vậy nên nhìn chung bạn đừng uống nữa vào buổi chiều, và hãy lưu ý đến lượng cà phê mà bạn uống mỗi ngày.

8. Thức khuya vào cuối tuần

Sinh hoạt thất thường vào cuối tuần, thức cực khuya tối thứ 7 rồi nướng cực khét sáng Chủ nhật sẽ khiến bạn khó ngủ vào tối Chủ nhật và khó thức dậy sáng thứ 2… Tình trạng này sẽ tiếp tục khiến bạn lay lắt trong tuần làm việc, vậy nên hãy cố gắng duy trì thời gian biểu như bình thường nhé.

( Sưu tầm )