1 số câu hỏi liên quan đến nước tiểu mà được nhiều bạn tìm kiếm như : nước tiểu màu vàng đỏ, nước tiểu màu vàng có phải mang thai, nước tiểu màu vàng đậm, nước tiểu màu vàng đục, nước tiểu màu vàng cam, nước tiểu vàng có mùi hôi, nước tiểu vàng như nước chè, nước tiểu màu nâu đỏ…
Màu sắc của nước tiểu sẽ cho bạn biết cơ thể bạn hiện khỏe mạnh hay đang thiếu nước, thiếu sắt, dư thừa protein…
Màu nước tiểu thế nào là bình thường?
Nước tiểu bình thường ở một người khỏe mạnh là khi nó trong hoặc có màu vàng nhạt. Điều đó thể hiện bạn uống đủ nước, mọi hoạt động của cơ thể diễn ra tốt đẹp và không có gì phải đáng lo ngại.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn khỏe mạnh, đôi khi nước tiểu cũng có sự thay đổi từ trong đến vàng nhạt sang vàng đục nếu bạn uống ít nước, uống thuốc hoặc ảnh hưởng của loại thực phẩm nào đó mà bạn ăn. Khi gặp những trường hợp như thế, bạn đừng nên lo ngại.
Cụ thể, khi bạn ăn nhiều thực phẩm có dầu, gia vị và thịt, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng đục. Cạnh đó, những thực phẩm quen thuộc như củ cải đường, nước cam hay rượu bia cũng làm màu nước tiểu kém trong. Chúng sẽ trở lại bình thường khi bạn thay đổi khẩu phần mỗi ngày.
Một nguyên nhân nữa khiến nước tiểu của bạn nặng mùi và vàng đục là do cơ thể bạn đang bị thiếu nước. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần cung cấp đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày là nước tiểu sẽ trở lại màu bình thường. Lưu ý một điều là bạn cũng đừng vì thế mà uống quá nhiều nước, điều đó sẽ khiến thận phải làm việc quá tải và đôi khi bạn bị ngộ độc nước.
Tiếp đó, trong thời gian bạn uống một loại thuốc nào đó như vitamin C, B1, B2… nước tiểu của bạn cũng sẽ bị đổi màu. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi bạn ngưng dùng thuốc.
Cần lưu ý về các màu và hiện tượng lạ của nước tiểu
Nước tiểu có bọt: Nếu nước tiểu của bạn màu vàng sậm, nổi bong bóng hoặc nhiều bọt, khó tan, thì lúc này cơ thể của bạn đang dư thừa protein. Đây cũng là biểu hiện của bệnh viêm thận thời kỳ đầu hoặc viêm tiền liệt tuyến.
Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ: Đây có thể là dấu hiệu bạn bị thiếu sát, nhiễm trùng, nhiễm độc thủy ngân. Nếu trong nước tiểu có kèm máu đỏ thì bạn đã bị viêm nhiễm niệu đạo. Nếu nước tiểu có máu, đồng thời bạn bị đau vùng eo hoặc lưng, có người đau bụng từng cơn thì rất có thể đã bị sỏi thận. Lúc này, cần đi khám bác sĩ kịp thời.
Một người có nước tiểu màu đỏ đậm được xác định đang trong tình trạng mất nước nghiêm trọng. Họ có thể là những người mắc bệnh gan.
Nước tiểu vàng sẫm: Khi nước tiểu có màu vàng sẫm rất có thể vi khuẩn, virus đã xâm nhập và gây tổn thương đường tiết niệu. Một biểu hiện nữa của nhiễm trùng đường tiết niệu là đau, nóng rát khi bạn đi tiểu.
Nước tiểu chuyển màu vàng như nước trà đặc trong một thời gian dài, bạn cần tới bác sĩ để xác định xem cơ thể đang gặp phải chuyện gì. Nếu nước tiểu vàng sẫm đi kèm với các triệu chứng vàng da, mệt mỏi, đau bụng trên thì bạn đã bị mắc bệnh viêm gan.
Nước tiểu trắng như màu nước gạo: Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, ví dụ viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, tiểu dưỡng chấp hay tiểu phosphate.
Nếu là bị viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, ngoài biểu hiện nước tiểu có màu trắng đục, bệnh nhân còn bị tiểu gắt buốt, đau lưng, sốt, tiểu có mủ. Trường hợp này cần sớm đến gặp bác sĩ.
Nếu là tiểu dưỡng chấp, thì trên bề mặt nước tiểu màu trắng đục còn có thêm những váng mỡ. Để lâu cho lắng lại sẽ xuất hiện những mảng keo, trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này không xảy ra liên tục mà theo từng đợt.
Nếu là tiểu phosphate (có nhiều phosphate trong nước tiểu) thì thường là buổi sáng nước tiểu có màu trắng đụng, để lắng lại thấy có cặn như vôi. Trong ngày đi tiểu màu nước tiểu lại bình thường. Nếu tình trạng này để kéo dài lâu sẽ dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate đọng lại.
Nếu nước tiểu có màu nâu: Đây có thể là dấu hiệu bệnh gan. Nếu nước tiểu màu hồng tới đỏ, nó có bắt nguồn từ phẩm màu trong thức ăn hoặc chứa máu do nhiều chứng bệnh nghiêm trọng như bệnh thận, khối u, nhiễm trùng đường tiết niệu, trục trặc tuyến tiền liệt hay nhiễm độc chì.
(Tổng hợp)