ObamaCare là gì? Tìm hiểu về đạo luật ObamaCare đúng nhất

844

Ở các nước phát triển như Mỹ, bảo hiểm gần như bắt buộc để giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Do đó, mọi đối tượng ở Mỹ dù là cư trú, du học, du lịch, công tác… thì cũng nên trang bị bảo hiểm cho mình và gia đình. Nhằm hỗ trợ cho mục tiêu đó, chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc ObamaCare của Chính phủ Liên bang ra đời dành cho những gia đình, cá nhân có thu nhập thấp; các công ty nhỏ mua bảo hiểm cho nhân viên đang làm việc tại công ty mình.

ObamaCare là gì?

Obamacare là tên gọi tắt của đạo luật cải tổ y tế có tên đầy đủ: The Patient Protection and Affordable Care Act, được kí thành luật vào ngày 23 tháng 3 năm 2010, hơn một năm sau khi tổng thống Obama nhận nhiệm kì.

Obamacare với mục đích cải tổ hệ thống y tế Hoa Kỳ bằng việc:

– Giúp nhiều người Mỹ có khả năng hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe hơn.

– Cung cấp nhiều quyền lợi hơn về chăm sóc sức khỏe.

– Thiết lập Heath Insurance Marketplace, nơi người dân Mỹ có thể mua bảo hiểm liên bang với sự trợ cấp của chính phủ.

Xuất phát từ lòng nhân đạo của Chính phủ Liên bang đương thời, ObamaCare giúp mở rộng nhiều chương trình chăm sóc y tế miễn phí dành cho người có thu nhập thấp, mà lâu nay có tên gọi là Medicaid. Để tham gia vào chương trình này, Chính phủ Liên bang quy định về mức thu nhập tùy thuộc vào số lượng thành viên trong mỗi gia đình và quy định về chuẩn nghèo.

Ví dụ năm 2013, quy định tính mức thu nhập được mua bảo hiểm ObamaCare như sau:

quy định tính mức thu nhập được mua bảo hiểm ObamaCare

Như vậy, mức thu nhập để được tham gia ObamaCare với sự hỗ trợ của chính phủ là từ 100% – 400% so với chuẩn nghèo căn cứ theo số lượng thành viên trong gia đình. Nếu mức thu nhập thấp hơn 100% hoặc cao hơn 400% so với chuẩn nghèo thì chính phủ không hỗ trợ. Nếu mức thu nhập là 100% – 133% thì chính phủ sẽ hỗ trợ nhiều nhất và người mua bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm rất thấp.

Việc tính số lượng thành viên trong gia đình theo ObamaCare chỉ tính vợ chồng, con cái còn độc thân từ 26 tuổi trở xuống. Người có gia đình và người độc thân trên 26 tuổi phải mua bảo hiểm riêng.

Phạm vi của chương trình ObamaCare

Chương trình này áp dụng bắt buộc cho tất cả người lớn và trẻ em bao gồm: công dân Mỹ, thường trú nhân, những người được phép cư trú hợp pháp trên lãnh thổ nước Mỹ từ ngày thứ 31 liên tục trở lên hoặc 183 ngày trong vòng 3 năm liên tục mà có nhận thông báo kê khai thuế của Sở Thuế vụ vào cuối năm.

Phạm vi của chương trình ObamaCare

Như vậy, những người là du học sinh, người được phép lao động tại Mỹ, hoặc là người đi du lịch, khám chữa bệnh, hoặc là nhà đầu tư vào Mỹ mà lưu trú từ 31 ngày trở lên đều có thể thuộc diện phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc theo chương trình ObamaCare nếu có nhận thông báo kê khai nộp thuế.

Có 3 nhóm chính được hưởng lợi từ Obamacare, đó là:

– Nhóm 1: thanh niên người lớn từ 18 đến 26 tuổi: nếu như ba mẹ họ có mua bảo hiểm sức khỏe thì họ có thể được hưởng chung bảo hiểm với ba mẹ cho đến hết 26 tuổi. Còn trường hợp ba mẹ không có bảo hiểm thì họ có thể mua bảo hiểm với giá trẻ hơn và được nhà nước trợ cấp lên đến 50% số tiền.

– Nhóm 2: Người có thu nhập thấp nhưng không được hưởng Medicaid.

– Nhóm 3: Phụ nữ. Vì sao lại là phụ nữ? Trước khi có đạo luật này, phụ nữ ở Mỹ khi mua bảo hiểm thường trả phí cao hơn nam giới vì sức khỏe của họ yếu hơn, và có nhu cầu chăm sóc y tế nhiều hơn, ví dụ như sinh đẻ, tiền/ hậu sản…

Như vậy, qua bài viết ngắn ngày, các bạn cũng đã có một cái nhìn sơ bộ và tổng quát về Obamacare. Nếu bài viết nhận được sự phản hồi và quan tâm của mọi người, mình sẽ tiếp tục cho ra các phần tiếp theo phân tích kỹ hơn về chương trình y tế này.

Mức phạt nếu không tham gia chương trình ObamaCare

Nhằm mục tiêu tất cả người dân Mỹ phải có bảo hiểm y tế, Sở Thuế vụ quy định những ai đủ điều kiện mà không mua bảo hiểm bắt buộc theo Chương trình Obamacare sẽ bị nộp phạt. Mức phạt sẽ được Sở Thuế Vụ khấu trừ trực tiếp vào tiền hoàn thuế vào cuối năm như sau:

– Năm 2014: $95 đối mỗi người lớn; $47.5 mỗi trẻ em cho mỗi tháng không có bảo hiểm; hoặc bằng 1% trên tổng thu nhập của gia đình, tùy theo số nào lớn hơn;

– Năm 2015: $325 đối với mỗi người lớn; $162.5 mỗi trẻ em cho mỗi tháng không có bảo hiểm; hoặc bằng 2% trên tổng thu nhập của gia đình, tùy theo số nào lớn hơn;

– Năm 2016: $695 đối mỗi người lớn; $347.5 mỗi trẻ em cho mỗi tháng không có bảo hiểm; hoặc bằng 2.5% trên tổng thu nhập của gia đình, tùy theo số nào lớn hơn;

– Năm 2017: Tiền phạt sẽ tăng theo tỷ lệ lạm phát hoặc là 2.5% trên tổng thu nhập.

(Tổng hợp)