ODA có thực sự là từ lòng nhân từ của chính phủ các nước phát triển, tổ chức thế giới rủ xuống các nước đang phát triển như Việt Nam để hỗ trợ? Theo số liệu thống kê, Nhật Bản là nước có dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam nhiều nhất.
ODA là gì?
Viện trợ phát triển chính thức ODA ( Official Development Assistant): ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các các cơ quan chính thức của chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ.
Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết. Hiệp định ký kết hổ trợ nầy được chi phối bởi công pháp quốc tế.
Theo cách thức hoàn trả ODA có ba loại:
+ Viện trợ không hoàn lại
Là loại ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại, nguồn vốn nầy nhằm để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước, được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường…
+ Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi)
Vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thê giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng…làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:
· Lãi suất thấp
· Thời gian trả nợ dài
· Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ
+ ODA cho vay hỗn hợp
Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.
* Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BOT (Built-Operation-Transfer)
Do thiếu vốn nên Chính Phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (Built) thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước sở tại. Hình thức nầy cũng được sử dụng ở VN, nhưng sau một thời gian có nhười ta có chung một nhận xét là thường các dự án dạng BOT giá thành thường được đẩy lên cao hơn thực tế nhiều do phía đầu tư biết rằng bên đối tác thiếu vốn để xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng và có quá nhiều nước đang phát triển cần vốn.
Ưu và nhược điểm đối với các nước nhận, cho vay vốn ODA
Ưu điểm đối với những nước đi vay
Vốn ODA tạo điều kiện cho những nước phát triển nên có nguồn vay thấp, phổ biến nhất là dưới 2% trong 1 năm. Chính vì thế có thể coi ODA là một trong những nguồn vốn cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển cho xã hội. Không chỉ ở các nước đang phát triển, những nước chậm phát triển cũng nên áp dụng. Một ưu điểm khác nữa cho vay vốn ODA đó là thời gian vay có thể kéo dài từ 24 – 40 năm, thời gian ân hạn thường kèo dài tối thiểu từ 8 năm đến 10 năm.
Trong vốn vay ODA được gọi là hỗ trợ chính thức về tài chính là bởi vì có đến 25% là vốn mềm nghĩa là không cần phải hoàn lại 25% này. Bên cạnh những bất lợi về nguồn vốn ODA với nước đi vay bạn có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác.
Những bất lợi đối với nước đi vay ODA
Trong hoạt động kinh doanh, kinh tế, tài chính các nước cho vay đều nhằm mục đích riêng. Với những nước giàu thường nhằm mở rộng mối quan hệ hợp tác, theo đuổi mục tiêu chính trị, theo đuổi quá phòng, theo đuổi giá trị thương mại… có một thực tế rằng các nước đi vay vốn ODA thường phải gỡ bỏ dần rào cản thuế quan cho các nước mình đã đi vay. Đây cũng chính là điều người bỏ tiền mong muốn.
Một bất lợi khác nữa là các nước cho vay thường kèm theo nhiều điều kiện như mua trang thiết bị, mua dịch vụ, thuê dịch vụ, nhân sự… của họ. Đây là một cơ hội cơ nước cho vay ODA, nhưng lại là một bất lợi lớn của nước đi vay vì chi phí cao. Ngoài ra họ còn yêu cầu thực hiện đầy đủ các điều khoản thương mại đối với những hoạt động nhập khẩu sản phẩm của họ.
Các nước cho vay vốn ODA dưới hình thức chuyên gia hỗ trợ hoặc hình thức nhà thầu sẽ có thể tham gia gián tiếp vào sử dụng nguồn vốn của dự án. Những nước cho vay vừa được tiếng hỗ trợ vừa được quyền lợi to lớn về chính trị và kinh tế. Viện trợ ODA thường dựa trên sự tự nguyện, nhưng ngầm đằng sau một lần vay vốn sẽ là một loạt những hỗ trợ qua lại, có thể bất lợi hoặc tiện lợi tùy thuộc vào từng yêu cầu riêng có lợi cho họ. Ngoài ra trên thị trường luôn có sự biến động tỷ giá, điều này sẽ khiến cho giá trị vốn ODA tăng cao, đến khi trả nợ thì giá không còn thấp như thời điểm vay vốn nữa. Đồng thời trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA cũng dễ dàng xảy ra tình trạng phí phạm, tham nhũng, quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm… tất cả những yếu tố này sẽ rất bất lợi cho tất cả các nước đi vay.
Những câu hỏi về điều kiện ODA
- Dự án có đề cập đến phát triển kinh tế và phúc lợi của một quốc gia đủ điều kiện ODA không?
- Có nhu cầu phát triển mà dự án hoặc hoạt động của tôi đang giải quyết không?
- Các nước có liên quan đến Danh sách DAC của người nhận ODA (Ủy ban trợ lý phát triển của OECD) hay các nước trong danh sách DAC trực tiếp hưởng lợi từ nghiên cứu này?
- Hoạt động của tôi có đáng tin cậy hoặc có bằng chứng về sự cần thiết không?
- Dự án hoặc hoạt động này sẽ được áp dụng ở một quốc gia đủ điều kiện ODA – khi nào, như thế nào và với ai?
- Tác động của dự án hoặc hoạt động của tôi là gì và ai sẽ được hưởng lợi?
- Dự án hoặc hoạt động của tôi góp phần vào sự phát triển bền vững như thế nào?
- Thành công của hoạt động này sẽ như thế nào?
- Làm thế nào để thành công hoặc tác động được ước tính?
Để vay vốn, các nước đó cần phải xem xét điều kiện một cách kỹ càng, điều kiện chủ yếu dựa trên việc phân tích và trả lời những câu hỏi ở trên. Quá trình vay vốn ODA là một giai đoạn phức tạp và cần nhiều thủ tục.
(Tổng hợp)