Phái Phát Khâu – Lúc trộm mộ phải cầm ấn đồng không thể thay thế
Trong lịch sử đạo mộ, phái Phát Khâu xuất hiện muộn hơn phái Mô Kim, đến thời Đông Hán mới có. Người của môn phái này được gọi là Phát Khâu Tướng Quân, hoặc được gọi là Phát Khâu Thiên Quan hay Phát Khâu Linh Quan.
Thật ra, cách hành động của Phát Khâu Tướng Quân cũng không khác Mô Kim Hiệu Úy mấy, chủ yếu là vận dụng tinh tượng và phong thủy để xác định vị trí huyệt mộ, mộ thất để đào trộm mộ, nhưng kĩ thuật vẫn kém hơn một chút. Phát Khâu Tướng Quân có phong cách làm việc và môn quy khác với Mô Kim Hiệu Úy, họ thường lấy thân phận thương nhân buôn bán đồ cổ, bình thường không dễ dàng ra tay. Chỉ những lăng mộ lớn mới khơi gợi được hứng thú của họ.
Ngoài ra, Phát Khâu chú trọng việc hợp tác, thông thường sẽ tập hợp nhiều người để hành động, đây là điểm khác biệt rõ ràng nhất với Mô Kim Hiệu Úy. Phát Khâu Tướng Quân hành sự ổn thỏa, không thích mạo hiểm, tận dụng lực lượng của đoàn đội và thêm nữa là trước khi hành động luôn lên kế hoạch và các dự án ứng phó một cách kỹ lưỡng. Khi hành động luôn làm theo từng bước của từng bộ phận để đảm bảo được mức độ thành công và độ an toàn của việc đào mộ.
Tuy trong lúc đào mộ, Phát Khâu Tướng Quân có thể giảm thiểu được khó khăn và nguy hiểm, nhưng việc chia chác không đều và các vấn đề bảo mật sau khi hành động thật sự rất phiền phức. Chính vì có được tất có mất, cho nên phần lớn quy củ Phát Khâu Tướng Quân đặt ra đều nhằm vào việc chia chác và giữ bí mật, nhưng rất ít người ngoài biết được những chuyện này. Nghe nói phái Phát Khâu có một cái ấn Phát Khâu bằng đồng, năng lực phi phàm, bên trên có viết bốn chữ “bách vô cấm kỵ”, chiếc ấn đồng Phát Khâu có địa vị cao nhất trong phái Phát Khâu không may đã bị phá hỏng. Không biết liệu có phải vì nhiều người làm nên có thể “bách vô cấm kỵ” hay không nữa?
Bên cạnh đó, Phát Khâu Tướng Quân còn là tổ chức duy nhất trong bốn phái không kiêng kỵ việc hợp tác với quan phủ. Nhưng những Phát Khâu Tướng Quân hợp tác với quan phủ đã bị ngoại tộc hãm hại vào đời Thanh, buộc phải lưu vong ra nước ngoài, trà trộn vào các khu vực như Đông Nam Á hay châu Mỹ. Tất nhiên không có chuyện anh hùng không có đất dụng võ, trong các cuộc khảo cổ những ngôi mộ lớn, họ đều phát huy được tác dụng quan trọng của mình.
Đồng thời, có rất nhiều Phát Khâu Tướng Quân bị ngoại tộc hãm hại vẫn sống sót cũng đã trở thành những nhà khảo cổ hay đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong bộ phận khảo cổ của chính phủ, thể hiện được năng lực thích ứng và tinh thần biến đổi cực mạnh của Phát Khâu Tướng Quân.
(Tổng hợp)