Phú Quốc: Vì sao lại hot thế và các chính sách đầu tư mới

280

Năm 2015, được xem là năm khó khăn đối với ngành du lịch, khi mà lượng khách đến Việt Nam giảm so với năm trước đó. Và cũng là năm đầu tiên khách đến Việt Nam giảm kể từ năm 2009. Thế nhưng trong bố cảnh chung đó có 1 huyện đảo ở Việt Nam lại đi ngược dòng khi chứng kiến lượng khách tăng đến trên 30%. Đó là huyện đảo Phú Quốc

Điều gì đã khiến một hòn đảo của tỉnh Kiên Giang lại có một sự phát triển đát ngạc nhiên trong một thời gian ngắn như vậy?

Dòng tiền BĐS đang đổ vào Phú Quốc

Mỗi ngày có khoản 50 chuyến bay đến và đi tại huyện đảo Phú Quốc và gần như chuyến nào cũng đầy tàu. 6 tháng đầu năm lượng khách đến Phú Quốc đã đạt 1 triệu lượt người rồi. Lượng khách như thế này đã bằng năm 2015. Chúng ta cũng đã biết Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất trong 12 huyện đảo của Việt Nam. Là huyện đảo lớn nhất không có nghĩa là có sự phát triển nhất nếu như không có một cơ chế nào, một sự thu hút đặc biệt nào đó. Quả là ngạc nhiên với 1 huyện đảo trong vòng 5 năm trở lại đây đã thu hút 1 số lượng khủng các nhà đầu tư . Trong số đó có mặt hầu như mặt các nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nghĩ dưỡng du lịch.

Đáng kể nhất đó là hệ thống cáp treo khi hoàn thành sẽ là hệ thống cáp treo dài nhất thế giới. Và đó là một trong rất nhiều hạng mục mà SUN GROUP đầu tư đến 20.000 tỷ đồng vào Phú Quốc trong thời gian gần đây.

Dài với 7,9km. Hệ thống cáp treo này đã đạt tới giới hạn tối đa về hệ thống cáp treo trên thế giới. Đồng bộ với điểm nhấn này là tổng thể resort chất lượng 6 sao của Tập đoàn này đang triển khai.

Còn tập đoàn CEO đã để ý đến Phú Quốc từ cách đây 20 năm nhưng với họ thì thời điểm bây giờ mới là thời điểm cần và đủ. Tập đoàn này dự kiến đầu tư 10.000 tỷ đồng vào hòn đảo này.

Làng sóng đầu tư vào Phú Quốc được tạo thành bởi sự có mặt của 263 nhà đầu tư với tổng cộng 8 tỷ đô la Mỹ.

Đối với huyện đảo Phú Quốc có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi so với các nơi khác mà cực kỳ hấp dẫn nhà đầu tư Và nhà đầu tư thấy được cơ hội đó tập trung

Các nhà đầu tư lớn đã cam kết đầu tư lâu dài đang tạo ra một diện mạo mới cho hòn đảo ngọc. Dự kiến tới năm 2020 đảo ngọc sẽ có khoảng 10.000 phòng trở thành địa phương có số lượng phòng khách sạn cao cấp lớn nhất cả nước với khả năng tiếp đón từ 2,1 đến 2,4 triệu khách du lịch mỗi năm.

Với số tiền đầu tư là 8 tỷ đô la Mỹ đầu tư vào Phú Quốc là một số tiền không nhỏ. Vậy ngoài yếu tố vẻ đẹp hoang sơ của Phú Quốc thì còn có yếu tố nào thu hút sự đầu tư lớn vào Phú Quốc như vậy?

Một là một vẻ đẹp thiên nhiên của Phú Quốc là vẻ đẹp trời cho.

Thứ hai là đó là chính sách, cái định hướng rất là lâu dài của địa phương.

Phú Quốc được mệnh danh là hòn đảo ngọc trên vùng biển Tây Nam của tổ quốc. Phú Quốc với 27 cái đảo lớn nhỏ với diện tích tự nhiên gần 600km2 lớn gần bằng quốc đảo Singapore. Và với vị trí như thế này thì Phú Quốc chỉ các thủ đô các quốc gia ASIAN chỉ với 2 giờ bay thôi. Phú Quốc lại được gắn kết bằng được biển với các quốc gia ASIAN có biển và nằm trên trục vận tải biển với các nước du lịch rất là quan trọng như: Singapore, Thái Lan, Việt Nam các quốc gia ở Đông Bắc Á.

Không có đảo nào ở nước ta mà lại có tới 150km đường bờ cát biển dài trắng mịn. Là huyện đảo nhưng lại có gần 100 đồi núi và có tới 36.000 hec ta rừng với một hệ sinh thái rất đa dạng. Độ che phủ rừng chiếm trên 60% diện tích của Phú Quốc. Điều đặc biển đây là đảo nhưng Phú Quốc lại có nguồn nước ngọt dồi dào đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội của đảo và hệ sinh thái biển phong phú và hiếm có.

Ngoài sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên thì Phú Quốc còn nét độc đáo về văn hóa xã hội với nghề sản xuất hồ tiêu nổi tiếng, nghề sản xuất nước mắm, nuôi trai lấy ngọc nổi tiếng.

Phú Quốc quá đẹp và độc đáo. Thế nhưng đẹp thôi thì chưa đủ, để bức phá thì Phú Quốc cần nhiều hơn thế.

Chưa có một địa phương nào mà thu hút được các dự án lớn về du lịch đến hàng tỷ đô la Mỹ như là Phú Quốc, cũng chưa có một địa phương nào cả nước có sự phát triển bùng nổ về hạ tầng du lịch như là ở Phú Quốc. Có nhiều nhà đầu tư đã chia sẻ họ đã quan tâm để ý đến Phú Quốc từ nhiều năm. Nhưng họ chỉ đưa ra được quyết định đầu tư chỉ khi các cơ sở hạ tầng được nâng cấp hơn thì họ mới dám đầu tư. Điều này cho thấy định hướng đầu tư hạ tầng đi trước của Phú Quốc đã có tác động khơi gợi vốn đầu tư như thế nào?

Phú Quốc đầu tư gần 3.500 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2020 cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ đón 2,65 triệu lượt khách thế nhưng chỉ gần hết năm nay cảng sẽ hoàn thành mục tiêu này trong năm nay, trước thời hạn là 4 năm.

Nếu không có sân bay quốc tế, đường trục Bắc Nam, đường vòng quanh đảo, đường cáp ngầm đưa điện ra đảo Phú Quốc thì có lẽ còn lâu lắm Phú Quốc mới thuyết phục được các nhà đầu tư đến với mình.

Chủ trương thay đổi để đón đầu đầu tư để hấp dẫn đầu tư mà tỉnh Kiên Giang đưa ra đã tạo thúc đẩy cho Phú Quốc. Và chủ trương này đã được thể hiện rõ ở dự án POT cảng biển hành khách quốc tế của có cả sự tham gia của nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân để khai thác được lợi thế nằm trên tuyến du lịch biển quốc tế quan trọng đi ngang Phú Quốc. Thiếu hạ tầng thì tiềm năng vẫn mãi là tiềm năng.

Chính sách ưu đãi về đất khi đầu tư vào Phú Quốc

Theo Quy chế hoạt động của Phú Quốc và Quần đảo Nam An Thới được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 2/2013, dự án của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài vào huyện đảo Phú Quốc được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% được áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án. Người Việt Nam(VN) và người nước ngoài được giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Điều đặc biệt quan trọng đối với giới đầu tư bất động sản ở Phú Quốc là Quy chế cho phép các tổ chức kinh tế, người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại VN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức và cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, cho thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây dựng hạ tầng theo quy định tương ứng của pháp luật về đất đai.

Người VN định cư ở nước ngoài được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất trên đảo. Người nước ngoài thường trú tại VN và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở và được thuê đất ở lâu dài trên đảo. Tuy nhiên, theo ông Sương, nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài muốn mua nhà, đất để nghỉ dưỡng, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/2000 của Phú Quốc.

Quy chế hoạt động của Phú Quốc này là bước tiếp theo trong lộ trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cho việc xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế như Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 10.2004 với mục tiêu đón 2-3 triệu lượt khách vào năm 2020.

Cụ thể hoá cơ chế này, tháng 11.2005, bản Quy hoạch tổng thể về xây dựng đảo cũng được ban hành. Theo quy hoạch này, đến năm 2020, đất đô thị trên đảo sẽ chiếm 2.300 ha, đất cho xây dựng du lịch sẽ rộng 3.800 ha. Thị trấn Dương Đông sẽ trở thành trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại, công nghiệp và du lịch của đảo, thị trấn An Thới sẽ là trung tâm cảng. Ngoài ra, còn có 5 khu đô thị gắn với du lịch sẽ được xây dựng ở Cửa Cạn, Hàm Ninh, Gành Dầu, Đường Bào và Suối Lớn.

Toàn đảo sẽ có 13 khu du lịch lớn, trong đó lớn nhất là khu du lịch – dịch vụ – thương mại Bãi Trường được xây dựng trên diện tích 1.100 ha. Các khu du lịch khác như Bãi Sao, Bãi Khem, Bà Kèo-Cửa Lấp, Bãi Vòng, Cửa Cạn và Rạch Vẹm đều có diện tích từ 100 ha – 480 ha. Bên cạnh đó, đảo sẽ bố trí 4 sân golf có quy mô 920 ha tại khu vực Cửa Cạn, Gành Dầu, An Thới và Bãi Vòng. Trường đua và khu vực thả diều sẽ được xây dựng ở An Thới và Dương Tơ. Các khu thể thao dưới nước sẽ được bố trí tại Hàm Ninh, khu bờ biển phía Đông và khu bãi Trường.

(Tổng hợp)