Tất tần tật về giấc ngủ trưa mà bạn nên biết

239

Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: “Giấc ngủ trưa có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích sức khỏe con người”. Nhưng lại có những ý kiến trái chiều cho rằng, ngủ trưa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thậm chí có thể gây giảm tuổi thọ.

Tất tần tật về giấc ngủ trưa mà bạn nên biết

Vậy ngủ trưa có lợi hay hại đối với sức khỏe con người?

Trong khi trẻ nhỏ thường có giấc ngủ ngắn vào buổi chiều thì người lớn lại không mấy quan tâm, thậm chí bỏ qua vấn đề này. Theo Stress, ngay cả với người ngủ đủ giấc vào buổi đêm, nhiều kinh nghiệm truyền lại cho thấy ta thường có xu hướng buồn ngủ nhiều hơn vào buổi chiều, nhất là khoảng 8 giờ sau khi thức dậy. Một nghiên cứu cho rằng bạn có thể làm mình tỉnh táo hơn, giảm căng thẳng và cải thiện chức năng nhận thức chỉ bởi một giấc ngủ trưa. Giấc ngủ sẽ giúp ta đỡ căng thẳng, tăng sự kiên nhẫn và hiệu quả học tập, làm việc, đặc biệt là cải thiện sức khỏe.

Một giấc ngủ trưa sẽ khiến tinh thần bạn trở nên thoải mái, tỉnh táo hơn để tiếp tục công việc còn lại trong ngày. Nhưng lại có quá nhiều ý kiến trái chiều. Tốt hay hại trong giấc ngủ trưa, hãy cũng đọc các thông tin dưới đây để có được kết quả chính xác nhé!

Những lợi ích của giấc ngủ trưa

Giấc ngủ trưa kéo dài trong khoảng 15-20 phút đem lại những lợi ích như:

– Giảm mệt mỏi, giảm stress

– Cải thiện trí nhớ

– Tăng cường óc sáng tạo và sự tập trung

– Ngủ đủ đối với người tăng huyết áp cũng khiến cho huyết áp ổn định hơn. Tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh.

Xét về khía cạnh sinh học, nếu chúng ta làm việc liên tục 8 tiếng mỗi ngày và không có thời gian nghỉ ngơi thì cơ thể sẽ tích tụ sự mệt mỏi. Điều này không chỉ khiến sinh lực suy giảm, bên cạnh đó, nó còn khiến cho cơ thể sản sinh nhiều hóa chất cặn bã và chất độc làm tê liệt hệ thần kinh.

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, hoạt động trí não của con người thường giảm dần đến 13h và tăng trở lại vào khoảng 17h-21h. Như vậy, giấc ngủ trưa giúp con người thích ứng với nhịp độ sinh học.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Archives of Internal Medicine năm 2007 của Trường Y tế công cộng Harvard ở Boston (Mỹ) cho thấy: Những người có một giấc ngủ trưa ngắn ít nhất 3 lần/tuần giảm 37% nguy cơ chết vì bệnh tim. Và nếu bạn có một giấc ngủ trưa mỗi ngày sẽ giảm 64% nguy cơ chết vì bệnh tim.

Ảnh hưởng của việc mất ngủ: Ngủ là một việc tích lũy, nếu bạn bị mất ngủ một ngày, bạn cảm thấy nó ngay ở ngày kế tiếp. Nếu bạn bỏ qua giấc ngủ trong vào vài ngày liên tục, bạn sẽ rơi vào tình trạng ‘thâm hụt giấc ngủ ” và khiến làm giảm một số chức năng sau:

– Khả năng phản ứng

– Khả năng đánh giá, nhận xét

– Tầm nhìn bị hạn chế

– Xử lý thông tin chậm

– Bộ nhớ bị trì trệ

– Hiệu suất làm việc giảm

– Mất động lực, kiên nhẫn

Ngủ trưa nên ngủ bao lâu là đủ?

Nhiều chuyên gia tư vấn khuyên bạn nên có từ 15 đến 30 phút cho giấc ngủ trưa. Bởi nếu ngủ nhiều hơn nó sẽ khiến bạn rơi và trạng thái ngủ sâu và khó khăn trong việc thức dậy. Ngoài ra, một giấc ngủ trưa dài còn có thể làm cho bạn khó ngủ về đêm.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ ngắn 1 giờ có nhiều tác dụng phục hồi hơn một giấc ngủ 30 phút, nó cải thiện được chức năng về sự nhận thức.

Một giấc ngủ trưa kéo dài khoảng 20 phút sẽ giúp bạn thêm tỉnh táo, tăng khả năng tập trung. Một giấc ngủ kéo dài 30 phút sẽ đưa bạn vào một giấc ngủ sâu, kích thích sự sáng tạo.

Nếu bạn chỉ có 5-15 phút để ngủ vào buổi trưa, chỉ cần nhắm mắt lại và bạn sẽ cảm thấy rõ rệt lợi ích của việc này. Nó giúp bạn thư giãn và có thể cung cấp cho bạn thêm năng lượng để hoàn thành nhiệm vụ trong ngày.

Nhưng nếu ngủ quá sâu, từ 45 phút trở lên sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đầu óc không được tỉnh táo sau khi tỉnh dậy.

Mẹo nhỏ để có giấc ngủ trưa hiệu quả

– Tránh dùng caffeine trước khi ngủ. Đó là một chất kích thích có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn và khiến bạn tỉnh táo trong nhiều giờ sau đó.

– Nếu bạn không muốn chợp mắt một thời gian dài, hãy đặt báo thức.

– Nếu bạn không có thời gian cho một giấc ngủ ngắn, hoặc không cảm thấy thoải mái khi ngủ trưa trong ngày. Hãy thử ngồi thiền, nó giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi và giúp não bộ hoạt động chậm đi tương tự như khi ngủ.

(Tổng hợp)