Tiểu đường type 2 là gì, có nguy hiểm không, có chữa được không, … là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể thiếu hụt insulin khiến lượng đường glucose không thể vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể. Khảo sát tại các bệnh viện Việt Nam cho thấy có đến hơn 75% bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 và đang dần trở nên nặng hơn rất khó điều trị.
Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Tiểu đường type 2 là tình trạng cơ thể không còn sản sinh và sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone đóng vai trò chuyển hóa đường glucose đến các tế bào để tăng năng lượng. Nếu insulin bị suy giảm hoặc không còn insulin, sẽ làm tăng glucose trong máu cao hơn dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?
Có thể nhiều người đang nhầm lẫn về giai đoạn tiểu đường tuýp 2 là cao hơn tiểu đường tuýp 1. Thực chất, đây là hai loại bệnh khác nhau. Ngay cả nhiều bác sĩ chuyên khoa cũng không thể khẳng định là tiểu đường loại 2 nặng hơn loại 1.
Vì lượng đường trong máu sẽ lên xuống thất thường và không đều, lúc lên quá cao và lúc hạ quá thấp nên người bệnh cần chú ý và phải đi khám ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Vì tiểu đường loại 2 sẽ khiến bản thân gặp nhiều nguy hiểm về sức khỏe.
Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? Các chuyên gia sức khỏe đều nhận định tiểu đường type 2 là cực kỳ nguy hiểm vì những hệ lụy mà nó gây ra cho cuộc sống cũng như tính mạng của người bệnh, nếu họ không biết cách kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Những biến chứng đáng sợ thường gặp ở căn bệnh này gồm:
– Biến chứng cấp tính:
Khi đường huyết tăng cao dễ khiến người bệnh bị hôn mê tăng áp lực thẩm thấu hay hôn mê nhiễm ceton. Hiện nay, trường hợp tử vong do hôn mê tăng đường huyết chiếm tỷ lệ rất cao.
– Biến chứng tim và mạch máu:
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mạch vành với cơn đau thắt ngực, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
– Biến chứng thần kinh (neuropathy):
Làm tổn thương mao mạch (mạch máu nhỏ) – có vai trò nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, đặc biệt là ở chân. Khi tổn thương này xuất hiện sẽ gây ra các triệu chứng: nóng rát hay đau thường bắt đầu từ các ngón chân – ngón tay dần lan nhanh, châm chích như kiến bò, tê chân, ngón tay, … Nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ dẫn đến mất cảm giác toàn chi.
– Tổn thương hệ thần kinh:
Tác động đến các dây thần kinh, tự kiểm soát các hoạt động của hệ tiêu hóa gây ra chứng táp bón, buồn nôn, tiêu chảy, … Đặc biệt, sẽ gây rối loạn cương dương ở nam giới.
– Biến chứng thận (Nephropathy):
Trong thận có chứa hàng triệu búi mao mạch – có nhiệm vụ lọc các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Bị tiểu đường tuýp 2 sẽ làm suy giảm chức năng hoạt động của hệ thống này. Hệ lụy là dẫn đến bệnh suy thân hoặc mắc các chứng bệnh về thận ở giai đoạn cuối không thể hồi phục được.
– Biến chứng mắt:
Gây tổn thương đến các mạch máu ở võng mạc, làm suy giảm thị lực, nặng hơn là mù hoàn toàn. Ngoài ra, nó còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đục thủy tinh thể và glaucoma.
– Biến chứng chân:
Ngăn cản máu lưu thông xuống chân và làm tổn thương thần kinh ở chân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở bàn chân. Nếu không điều trị kịp thời các nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân. Nếu không được điều trị sẽ khiến bệnh tình nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ tay/chân để giữ toàn mạng sống.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?
Người mắc bệnh tiểu đường type 2 nên ăn nhiều các thực phẩm tươi xanh như rau củ. Vì chúng có chứa nhiều chất xơ và vitamin thiết yếu giúp loại bỏ bớt các triglycerid, glucoza và cholesterol xấu cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, rau củ xanh sẽ làm giảm lượng đường trong máu và duy trì chúng ở mức độ ổn định không bị lên xuống thất thường. Với những người đang bị bệnh tiểu đường thì nên hấp thụ chất xơ 70% và rau củ chính là sự lựa chọn lý tưởng.
Không chỉ chất xơ, bệnh nhân cần bổ sung thêm protein từ cá, trứng, đậu và sữa, … Vì Protein có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi các tổn thương của cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên hấp thụ khoảng 20% protein so với người bình thường.
Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng nên ăn nhiều trái cây tươi. Nên chọn các loại quả có chỉ số GI thấp như thanh long, lê, xoài, bưởi, táo, … nhưng cũng nên ăn ở mức độ vừa phải là tốt nhất.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không?
Rất nhiều người bị tiểu đường muốn biết rằng: Tiểu đường tuýp 2 có chữa khỏi không? Câu trả lời là không thể chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh bắt buộc sống chung với nó cả đời. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể duy trì một đời sống khỏe mạnh lâu dài nhờ vào chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sử dụng những những thảo dược thiên nhiên dễ tìm thấy dưới đây:
Mướp đắng
Thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y trị bệnh tiểu đường và đem lại nhiều kết quả khả quan. Cách thực hiện đơn giản: Mỗi buổi sáng bệnh nhân nên uống 1 ly nước ép mướp đắng ngay khi thức dậy.
Hạt rau sam
Kiên trì pha một ly nước ấm có pha hạt rau sam uống mỗi ngày, liên tục kéo dài 4 – 5 tháng sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều insulin và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả.
Bưởi
Nên dùng bưởi để chế biến chung với các món ăn hàng ngày cũng là giải pháp giúp bệnh tiểu đường thuyên giảm rất tốt.
Lá xoài non
Đây cũng là cách giảm bệnh tiểu đường được rất nhiều chuyên gia bác sĩ khuyến khích sử dụng. Dùng 15g lá xoài non nghiễn nhuyễn và ngâm trong 250ml nước để qua đêm. Mỗi sáng uống 1 thìa café hỗn hợp này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, insulin tăng lên và bệnh tiểu đường cũng giảm bớt.
Dây thìa canh
Trong tất cả các “bài thuốc” từ thiên nhiên, thì dây thìa canh từ lâu đã xuất hiện trong các bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường trong y học cổ truyền Ấn Độ. Từ năm 1930, các nhà khoa học thế giới đã nghiên cứu rất nhiều về bí quyết độc đáo này và tìm thấy rằng: Trong dây thìa canh có chứa rất nhiều hợp chất quý cùng dưỡng chất thiết yếu giúp hạ đường huyết ở giai đoạn tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Mỗi ngày sử dụng đây thìa canh sẽ đem lại hiệu quả giảm hấp thu đường sau ăn, tăng tiết insulin, giảm tân sinh đường ở gan, làm tăng sử dụng glucose, tái sinh đảo tủy, … Đặc biệt, dây thìa canh còn giảm cảm giác thèm ngọt, loại bỏ mỡ thừa giúp bệnh nhân có thể thực hiện quá trình điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.