Tìm hiểu Hóa đơn thượng mại đối với dịch vụ xuất khẩu

378

—> Căn cứ:

– Tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT–BTC ngày 25/08/2014 sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT–BTC

– Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013

– Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;

– Điều 16, Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;

– Điều 08 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Điều 04 Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/09/2019 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

– Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về quy định về hoá đơn điện tử

– Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2022 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

—> Theo đó:

– Doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

– Bán hàng trong nước: Sử dụng hóa đơn GTGT & hóa đơn bán hàng thông thường

– Xuất khẩu Nước ngoài & Xuất vào khu phi thuế quan (Xuất khẩu tại chỗ)

+ Sử dụng hóa đơn thương mại (Invoice ) – Khai báo hải quan

+ Sử dụng hóa đơn điện tử GTGT 0% – Khai báo thuế & hoàn thuế, khấu trừ thuế
(Sử dụng hóa đơn GTGT với cơ quan thuế & sử dụng hóa đơn thương mại (Invoice ) với Hải quan)

+ Hóa đơn thương mại do Công ty tự thiết kế theo thông lệ quốc tế nên Công ty không phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn và không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

(Nguồn Chu Đình Xinh trong Group GIA ĐÌNH KẾ TOÁN)