Google Ad Exchange là một chương trình cho phép các nhà xuất bản kiểm soát chi tiết nguồn tài nguyên quảng cáo của mình. Đây là 1 tính năng cực hay mà AdSense gần như không có. Ad Exchange cho phép inventory quảng cáo của bạn hiển thị ở dạng có thương hiệu, bán hiển thị, ẩn danh hoặc kết hợp hai trong ba.
Tuy nhiên, Google Ad Exchange là một nền tảng chuyên biệt đòi hỏi các nhà xuất bản phải có hơn 50 triệu pageviews mỗi tháng và sở hữu một mô hình kinh doanh mạnh có thể thực sự giúp ích trong việc phát triển hệ sinh thái quảng cáo.
Tuy vậy đối với các nhà xuất bản nhỏ, bạn vẫn có thể đăng kí Ad Exchange nhưng vẫn nên là một đối tác có chứng nhận. Một đối tác xuất bản được chứng nhận bởi Google có thể tạo tài khoản Adx phụ cho mạng lưới các nhà xuất bản của họ, đồng thời tham gia quản lý doanh thu quảng cáo. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những lý do tại sao các bạn nên đăng ký Ad Exchange thông qua các đối tác đã được chứng nhận bởi Google và cách điều đó giúp gia tăng doanh thu của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tỷ lệ CPM của Ad Exchange dành cho quảng cáo hiển thị và video
So sánh lợi ích vượt trội của Google Ad Exchange so với Google AdSense
– Ad Exchange cho phép inventory quảng cáo của bạn hiển thị ở dạng có thương hiệu, bán hiển thị, ẩn danh hoặc kết hợp hai trong ba.
– Giao diện giao dịch của Ad Exchange cho phép bạn thiết lập loại giao dịch CPMs ưu tiên của mình với người mua hoặc các cuộc đấu giá kín với giá sàn cùng nhiều người mua.
– Ad Exchange hỗ trợ lọc tài khoản nhiều cấp độ hơn ví dụ như xem xét quảng cáo, chặn sử dụng cookie & dữ liệu hay chặn công nghệ quảng cáo.
– Báo cáo linh hoạt với khả năng tạo ra báo cáo dạng query dựa trên các thông số do nhà xuất bản cung cấp.
– Ad Exchange cung cấp một mạng lưới lớn nhà quảng cáo bao gồm cả những người trong Adwords.
– Ad Exchange đưa ra mức chia doanh thu 80/20, trong đó các nhà xuất bản nhận được 80% số tiền đấu giá cho một lượt hiển thị (impression). Trong khi ở AdSense, tỷ lệ doanh thu là 68/32, và nhà xuất bản nhận được 68% số tiền cho một lượt click từ nhà quảng cáo.
Khi sử dụng một server quảng cáo tích hợp như DoubleClick for Publishers, AdX cung cấp sự tối đa hoá lợi nhuận trên các kênh bán hàng: Ad Exchange sẽ nhìn vào quảng cáo được đặt trước trên server của bạn và chỉ cung cấp impression khi Ad Exchange có lợi nhuận cao hơn (bao gồm cả mức chia doanh thu).
Hướng dẫn tăng tỷ lệ CPM Ad Exchange năm 2020 dành cho các nhà xuất bản
Tỷ lệ CPM Ad Exchange thường cao hơn tỷ lệ AdSense ở mức bình thường. Bạn có thể đặt 5 đơn vị quảng cáo với Google Ad Exchange và vẫn chạy các đơn vị sticky ad. Tuy nhiên, nếu bạn lên kế hoạch chạy một đơn vị sticky ad, hãy đảm bảo rằng bạn đề ra quy tắc cho đơn vị quảng cáo đó trên Ad Exchange hoặc yêu cầu phía đại diện quảng cáo của bạn làm như vậy.
Tỷ lệ CPM hiển thị của Ad Exchange năm 2020
Tỷ lệ CPM hiển thị của Ad Exchange phụ thuộc vào traffic GEOs, kiểu nội dung và lượt click quảng cáo. Các nhà phát triển luôn được khuyên nên đặt thẻ tag quảng cáo ở vị trí trọng yếu nhất để tối ưu CTR. Trên thực tế, có một mối tương quan tích cực giữa tỷ lệ CPM và CTR cho các thẻ tag Adx. Đồng thời, Adx cho phép bạn:
– Sử dụng các đơn vị sticky ad cỡ 300×250 hoặc 300×600 sidebar
– Tự động làm mới các đơn vị quảng cáo.
Với Adx bạn có thể tự động làm mới quảng cáo sau 30, 60 giây và mang về thêm doanh thu. Vậy hãy cùng phân tích tỉ lệ CPM cho AdX. Tỷ lệ CPM ở mức 30% – 35% được duy trì ổn định hơn đối với Ad Exchange. Theo đó, nếu một trang web đang tạo ra $100 mỗi ngày chỉ với AdSense, nó có thể tạo ra khoảng $130 – $135 với Adx. Bên đối tác có chứng nhận sẽ cắt giảm khoảng 10 – 15% vậy doanh thu sau đó của bạn sẽ ở vào khoảng $115 đến $120, tương đương có thêm 15 – 20% cho tổng doanh thu.
Tỷ lệ CPM video của Ad Exchange năm 2020
Cũng với Adx, bạn có thể bắt đầu với quảng cáo video. Tỷ lệ CPM ad exchange cho quảng cáo video khá đa dạng, tuỳ thuộc vào địa lý, lượng tương tác, CTR, … Ngoài ra, các nhà xuất bản có thể lựa chọn từ các loại hình quảng cáo sau đây mà họ muốn hiển thị trên video inventory:
– Pre-roll video ads: quảng cáo video chạy trước
– Mid-roll video ads: quảng cáo video chạy ở giữa
– Post-roll video ads: quảng cáo video chạy cuối
Ngoài ra, bạn có thể chọn bổ sung quảng cáo lớp phủ (overlay ads) chạy cùng với các đơn vị quảng cáo xem thực, có thể bỏ qua (skippable ad) để cạnh tranh.
Các định dạng quảng cáo video
Dưới đây là các định dạng quảng cáo video có sẵn cho các nhà quảng cáo trong Ad Exchange.
1) Non-video ads – Là các loại quảng cáo không phải video nhưng vẫn được sử dụng trong trường hợp Ad Exchange không thể hiện thị video quảng cáo trên inventory, và phải thay thế bằng non-video ads.
2) Standard In-stream – các quảng cáo instream tiêu chuẩn dài khoảng 0: 15 giây đến 0: 30 giây, và người dùng không thể bỏ qua mà phải xem hết.
3) Trueview + Skippable Instream – với các quảng cáo trueview in-stream, khán giả có quyền lựa chọn xem hết quảng cáo hoặc bỏ qua quảng cáo sau khi xem 5 giây đầu.
4) VPaid – là một công nghệ quảng cáo và các quảng cáo trong khuôn khổ này được gọi là quảng cáo VPaid.
5) Video App Promo – là quảng cáo dạng video để quảng bá một ứng dụng trên Play Store hoặc Appstore. Những loại quảng cáo video như vậy thường có Click here URL mà khi người dùng nhấn vào sẽ được đưa đến một điểm yêu cầu bởi nhà quảng cáo.
6) Ad Request – là khi người chơi yêu cầu một quảng cáo video.
7) Match Request – là khi mạng quảng cáo có thể kết nối thành công một quảng cáo phù hợp với yêu cầu của người xem.
8) Coverage – tỷ lệ giữa các matched request khớp với ad request.
9) Estimated Revenue – Tổng doanh thu ước tính từ quảng cáo.
Ad Impressions – là số lần hiển thị quảng cáo thực tế được gửi cho người xem.
10) Ad eCPM – là doanh thu quảng cáo trên 1000 lượt impressions.
Phần lớn doanh thu đều đến từ các trueview skippable ads. Ngoài ra, tỷ lệ CPM rơi vào khoảng CAD$ 10 được coi là khá tốt khi so với mức CPM tiêu chuẩn cho các đơn vị quảng cáo hiển thị. Tỷ lệ CPM video này đặc biệt dành cho traffic đến từ tier1 và tier 2. Tỷ lệ CPM AdX cho hiển thị và video sẽ thay đổi dựa theo các nguồn traffic của bạn.
(Sưu tầm)