Việt Nam là một trong những nội quê hương của loài người, dấu tích của Người tối cố sinh sống trên đất nước ta cách nay 30 – 40 vạn năm đã chứng tỏ điều đó.
Giống như người nguyên thủy thể giới, quá trình chuyển biến từ Người tối cổ thành Người tinh khôn ở nước ta cũng trải qua hàng chục vạn năm.
Tìm hiểu về các loại người thời cổ
Người tối cổ
Người tối cổ hay còn gọi là Người vượn – hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người. Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu đến 4 – 5 vạn năm.
Người vượn tuy chưa loại bỏ hết những dấu tích vượn trên cơ thể mình, song đã gần giống với người như: đi đứng bằng 2 chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn, thể tích hộp sợ đã khá lớn (khoảng 900 cm3, so với người hiện đại là 1500 cm3, vượn hiện đại là 600 cm3, đã hình hành ương tâm phát tiếng nói trong não).
Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ lao động Di tích được tìm thấy ở Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam). (Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông – N203 ĐHQG Hà Nội 2000, Tr 203).
Sự phát triển của Xã hội nguyên thủy Việt Nam qua các giai đoạn Bầy người, Công Xã thị tộc… được biểu hiện ở bước chuyển biến đi lên trên các mặt : trình độ chế tác công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống kinh tế.
Tại sao Người nguyên thủy sớm có mặt tại Việt Nam?
– Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho Người nguyên thủy sớm tụ cư, sinh sống. Việt Nam nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi nối liền các chậu lục Á, Âu, Phi, đất đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều sông ngòi…
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều… thích hợp cho cuộc sống con người
Cách tổ chức cuộc sống của Người tối cổ Việt Nam cũng giống với cách tổ chức cuộc sống của Người nguyên thủy trên thế giới
– Hoạt động kinh tế chính là săn bắt, hải lượm.
– Tổ chức Xã hội thành từng bầy (30 – 40 người) gồm 2 đến 3 thế hệ gọi là Bầy người nguyên thủy:
+ Bầy người nguyên thủy là tổ chức xã hội đầu tiên của thời kì Công Xã nguyên thủy, được tổ chức theo quan hệ hợp quần Xã hội gồm 30 – 40 người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ…
+ Biết chế tạo công cụ lao động (sơ kì đã cũ), động vật đủ thông minh đến mấy cũng chỉ biết sử dụng những gì có sẵn trong tự nhiện.
+ Tổ chức quan hệ hợp quần.
+ Xã hội có người đứng đầu, có sự phân công lao động nam, nữ…
+ Biết dụng lều bằng cành cây, đa thứ để ở, cơ thể đã biến đổi hoàn chỉnh hơn, đã xuất hiện tiếng nói,. . .
+ Biết đùng lửa để sưởi ấm và nấu chín thức ăn…
+ Thị tộc, bộ lạc là tổ chức xã hội lớn hơn:
Thị tộc là một tập đoàn người mà trong đó mọi người đều có quan hệ huyết thống với nhau, gồm từ 10 – 15 gia đình với 2, 3 thế hệ, đứng đầu là 1 tộc trưởng.
Bộ lạc là một tập họp gồm nhiều thị tộc và bảo tộc, sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng, cùng chung nguồn gốc tổ tiên, có chung ngôn ngữ, có tài sản chung, đứng đầu là Tù trưởng.
(Tổng hợp)